Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong trường hợp Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 27/03/2017

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong trường hợp Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án quy định thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Hiện tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về việc quản lý, vận hành dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Vì vậy, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong trường hợp Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án quy định thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Hải Châu (chau***@gmail.com)

    • Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong trường hợp Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án được quy định tại Khoản 1 Điều 57 Nghị định 102/2009/NĐ-CP về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước như sau:

      Chủ đầu tư có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

      a) Giao nhiệm vụ, quyền hạn cho Ban quản lý dự án theo nguyên tắc: Phù hợp với Điều kiện thực tế của Chủ đầu tư, yêu cầu của dự án; phân định rõ trách nhiệm của Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án; phân cấp mạnh cho Ban quản lý dự án theo tinh thần nhiệm vụ phải đi đôi với quyền hạn để giảm tối đa các thủ tục hành chính giữa Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án;

      Việc giao nhiệm vụ và uỷ quyền cho Ban quản lý dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lập Ban quản lý dự án, các văn bản giao nhiệm vụ và ủy quyền của Chủ đầu tư.

      Chủ đầu tư phải trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn: phê duyệt thiết kế thi công và dự toán, tổng dự toán; Điều chỉnh thiết kế thi công, dự toán, tổng dự toán; trình phê duyệt thiết kế sơ bộ Điều chỉnh; kiểm tra, chấp thuận một số hợp đồng quan trọng trước khi giao cho Ban quản lý dự án ký kết; tổ chức nghiệm thu sản phẩm của dự án để đưa vào khai thác, sử dụng. Trường hợp đặc biệt, cần thiết phải uỷ quyền cho Ban quản lý dự án thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên thì Chủ đầu tư phải báo cáo Người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

      b) Trường hợp Chủ đầu tư không phải là đơn vị quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án thì đơn vị quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án có trách nhiệm cử người tham gia với Chủ đầu tư để quản lý ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc đầu tư, tiếp nhận quản lý, đưa vào khai thác, sử dụng sản phẩm của dự án;

      Người do đơn vị quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án cử tham gia vào Ban quản lý dự án được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Ban quản lý dự án và không nhất thiết phải bảo đảm những yêu cầu về chuyên môn và kinh nghiệm nêu tại khoản 3 Điều này nhưng phải được bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (bộ môn lập và quản lý dự án).

      c) Chủ đầu tư có thể giao cho một Ban quản lý dự án quản lý nhiều dự án khi có đủ Điều kiện năng lực và được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư đồng ý.

      Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong trường hợp Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 102/2009/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Khoản 1 Điều 57 Nghị định 102/2009/NĐ-CP Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn