Nội dung thẩm định phê duyệt dự án PPP

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 28/06/2021

Theo quy định về thẩm định dự án quan trọng quốc gia thì nội dung thẩm định phê duyệt dự án PPP gồm những gì? Nhờ tư vấn.

    • Điều 38 Nghị định 29/2021/NĐ-CP có quy định nội dung thẩm định phê duyệt dự án PPP như sau:

      - Nội dung thẩm định, gồm:

      + Đánh giá về hồ sơ dự án: căn cứ pháp lý, thành phần, nội dung hồ sơ theo quy định;

      + Sự cần thiết đầu tư;

      + Sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch; sự phù hợp với chủ trương đầu tư dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

      + Đánh giá về mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác;

      + Đánh giá về việc phân tích, lựa chọn về công nghệ, kỹ thuật chính và các Điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng;

      + Đánh giá về việc phân tích, lựa chọn các phương án đầu tư và quy mô các hạng mục đầu tư;

      + Đánh giá về phương án bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư;

      + Đánh giá tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

      + Đánh giá về việc xác định tổng mức đầu tư;

      + Đánh giá về việc xác định chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác vận hành dự án;

      + Đánh giá về phân chia giai đoạn đầu tư hoặc phân chia các dự án thành phần hoặc tiểu dự án (nếu có);

      + Đánh giá hiệu quả đầu tư: hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội; tác động của việc thực hiện dự án theo phương thức PPP đối với cộng đồng, dân cư trong phạm vi dự án; tác động của dự án đối với việc bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững; khả năng thu hồi vốn cho nhà đầu tư;

      + Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án PPP;

      + Cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu;

      + Nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với dự án PPP có sử dụng vốn nhà nước;

      + Đánh giá về hình thức quản lý dự án;

      + Phương án tổ chức quản lý, kinh doanh hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;

      + Đánh giá về cơ chế, chính sách đặc thù; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).

      - Đối với dự án có cấu phần xây dựng, ngoài việc đánh giá các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này, còn phải thẩm định phương án thiết kế cơ sở theo quy định của pháp luật về xây dựng, cụ thể gồm:

      + Sự phù hợp của giải pháp thiết kế cơ sở với nhiệm vụ thiết kế; danh mục tiêu chuẩn áp dụng;

      + Sự tuân thủ quy định của pháp luật về lập thiết kế cơ sở; điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân hành nghề xây dựng;

      + Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch xây dựng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch hoặc phương án tuyến công trình, vị trí công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;

      + Khả năng kết nối hạ tầng kỹ thuật khu vực; khả năng đáp ứng hạ tầng kỹ thuật và việc phân giao trách nhiệm quản lý các công trình theo quy định của pháp luật có liên quan đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị;

      + Sự phù hợp của giải pháp thiết kế cơ sở về bảo đảm an toàn xây dựng;

      + Sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và áp dụng tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn