Phương thức hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về đấu thầu qua mạng

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 29/10/2018

Chào Ban biên tập tôi tên Hải Dương là một kỹ sư vừa mới ra trường, tôi hiện rtấ hứng thú với hình thức đấu thầu qua mạng nên muốn tìm hiểu bồi đắp một số kiến thức, nhưng do kiến thức tôi còn hạn chế nên có vài vấn đề chưa rõ lắm, nhờ Ban biên tập hỗ trợ giúp: Phương thức hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về đấu thầu qua mạng được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này?

    • Phương thức hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về đấu thầu qua mạng
      (ảnh minh họa)
    • Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quyết định 1785/QĐ-TTg năm 2017 về quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về đấu thầu qua mạng do Thủ tướng Chính phủ ban hành, có quy định phương thức hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về đấu thầu qua mạng như sau:

      1. Ban Chỉ đạo hoạt động theo nguyên tắc tập thể bàn bạc và Trưởng Ban quyết định trên cơ sở thống nhất giữa các thành viên. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa các thành viên, Trưởng Ban quyết định và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về quyết định của mình.

      2. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

      3. Phó Trưởng ban và thành viên Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm về tổ chức, phối hợp và triển khai thực hiện công tác đấu thầu qua mạng trong phạm vi cơ quan mình quản lý, theo dõi với sự hỗ trợ của đơn vị làm đầu mối thực hiện các công tác đấu thầu qua mạng tại cơ quan mình.

      4. Ý kiến tham gia của các thành viên Ban Chỉ đạo là ý kiến chính thức của cơ quan, tổ chức mà thành viên đó đang công tác.

      5. Ban Chỉ đạo họp định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc Trưởng ban. Bên cạnh hình thức họp trực tiếp để thảo luận, Ban Chỉ đạo có thể lấy ý kiến tham gia của các thành viên bằng văn bản. Chế độ thông tin, báo cáo theo quy định hiện hành.

      6. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm nhiệm vụ thường trực của Ban Chỉ đạo để chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổng hợp các thông tin để chuẩn bị cho các cuộc họp Ban Chỉ đạo.

      7. Trưởng ban (hoặc Phó Trưởng ban được ủy quyền) là người chủ trì và kết luận tại các cuộc họp Ban Chỉ đạo; ký các văn bản của Ban Chỉ đạo gửi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có liên quan.

      8. Thành viên Ban Chỉ đạo phải có mặt trong tất cả các cuộc họp của Ban Chỉ đạo. Trường hợp thành viên Ban Chỉ đạo không thể tham dự phiên họp thì phải báo cáo Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban và ủy quyền cho người có trách nhiệm dự họp thay và chịu trách nhiệm đóng góp ý kiến về các vấn đề trong chương trình họp Ban Chỉ đạo.

      9. Trưởng ban sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; Phó Trưởng ban và các thành viên Ban Chỉ đạo ký các văn bản theo nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền và sử dụng con dấu của cơ quan mình.

      10. Ban Chỉ đạo hoạt động kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập.

      Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn