Quy định chung về chương trình, hình thức bồi dưỡng kiến thức dân tộc như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 19/08/2022

Quy định chung về chương trình, hình thức bồi dưỡng kiến thức dân tộc như thế nào? Kiến thức dân tộc được phân công bồi dưỡng như thế nào? Quy định về cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kiến thức dân tộc như thế nào? Bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số được quy định như thế nào?

    • 1. Quy định chung về chương trình, hình thức bồi dưỡng kiến thức dân tộc như thế nào?

      Tại Điều 40 Thông tư 02/2022/TT-UBDT' onclick="vbclick('7F36E', '372942');" target='_blank'>Điều 40 Thông tư 02/2022/TT-UBDT quy định chương trình, hình thức bồi dưỡng kiến thức dân tộc như sau:

      1. Chương trình, hình thức bồi dưỡng thực hiện theo quy định tại Quyết định số 771/QĐ-TTg.

      2. Trong trường hợp cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo cơ sở vật chất có thể lựa chọn hình thức bồi dưỡng từ xa, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng trực tuyến qua mạng cho học viên, đảm bảo các mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp và thời lượng quy định.

      2. Kiến thức dân tộc được phân công bồi dưỡng như thế nào?

      Theo Điều 42 Thông tư 02/2022/TT-UBDT' onclick="vbclick('7F36E', '372942');" target='_blank'>Điều 42 Thông tư 02/2022/TT-UBDT quy định kiến thức dân tộc được phân công bồi dưỡng như sau:

      1. UBND cấp tỉnh tổ chức bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho nhóm đối tượng 2, 3, 4 thuộc thẩm quyền quản lý.

      2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.

      3. Ủy ban Dân tộc (Học viện Dân tộc) bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho các đối tượng 3, 4 khi được giao nhiệm vụ.

      3. Quy định về cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kiến thức dân tộc như thế nào?

      Tại Điều 43 Thông tư 02/2022/TT-UBDT' onclick="vbclick('7F36E', '372942');" target='_blank'>Điều 43 Thông tư 02/2022/TT-UBDT quy định về cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kiến thức dân tộc như sau:

      1. Đơn vị tổ chức bồi dưỡng kiến thức dân tộc ở các Bộ, ngành trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là các cơ sở giáo dục đào tạo trực thuộc hoặc các cơ sở giáo dục đào tạo khác đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.

      2. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được giao tổ chức bồi dưỡng kiến thức dân tộc phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong tổ chức bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hoặc tổ chức đào tạo trình độ trung cấp trở lên về các ngành hoặc chuyên ngành có liên quan đến các chương trình bồi dưỡng.

      4. Bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số được quy định như thế nào?

      Theo Điều 45 Thông tư 02/2022/TT-UBDT' onclick="vbclick('7F36E', '372942');" target='_blank'>Điều 45 Thông tư 02/2022/TT-UBDT bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số được quy định như saU:

      1. Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan liên quan và UBND cấp tỉnh thống nhất biên soạn, thẩm định, phê duyệt và ban hành chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.

      2. Bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017; Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ; Quyết định số 03/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình khung dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.

      3. Ủy ban Dân tộc chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và UBND cấp tỉnh thống nhất phân công, phân cấp bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.

      4. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số thực hiện theo các quy định tại Điều 43 Thông tư này.

      5. Giảng viên, báo cáo viên bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số theo các quy định tại Điều 44 Thông tư này và Quyết định số 02/2006/QĐ-BDT&ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình khung đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết).

      6. Việc tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số thực hiện theo Thông tư số 36/2012/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 40 Thông tư 02/2022/TT-UBDT Tải về
    • Điều 42 Thông tư 02/2022/TT-UBDT Tải về
    • Điều 43 Thông tư 02/2022/TT-UBDT Tải về
    • Điều 45 Thông tư 02/2022/TT-UBDT Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn