Quy định về mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 23/05/2022

Mục tiêu tổng quát để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022? Một số mục tiêu cụ thể năm 2022 để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia? Mong được hỗ trợ.

    • Quy định về mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022?
      (ảnh minh họa)
    • Mục tiêu tổng quát để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022?

      Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục II Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2022 quy định về mục tiêu tổng quát để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 như sau:

      Cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao vị trí của nước ta trên các bảng xếp hạng quốc tế về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh nhằm thích ứng với xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tăng sức chống chịu của nền kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19; tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động; giảm chi phí đầu vào, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp và người dân. Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19; kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, thích ứng linh hoạt, hiệu quả với dịch bệnh.

      Đến năm 2025, phấn đấu thứ hạng năng lực cạnh tranh như sau:

      a) Năng lực cạnh tranh 4.0 (của WEF) thuộc Nhóm 50 nước đứng đầu.

      b) Phát triển bền vững (của UN) thuộc Nhóm 40 nước đứng đầu.

      c) Năng lực Đổi mới sáng tạo (của WIPO) thuộc Nhóm 40 nước đứng đầu.

      d) Chính phủ điện tử (của UN) thuộc Nhóm 60 nước đứng đầu.

      đ) Quyền tài sản (của Liên minh quyền tài sản) thuộc Nhóm 60 nước đứng đầu.

      e) Hiệu quả logistics[4] (của WB) tăng ít nhất 4 bậc.

      g) Năng lực cạnh tranh du lịch (của WEF) thuộc Nhóm 50 nước đứng đầu.

      h) An toàn an ninh mạng (của ITU) tăng ít nhất 3 bậc.

      Một số mục tiêu cụ thể năm 2022 để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia?

      Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục II Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2022 quy định về mục tiêu tổng quát để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 như sau:

      2. Một số mục tiêu cụ thể năm 2022

      a) Cải thiện chất lượng, nâng cao thứ hạng các chỉ số môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh đồng bộ với cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Moody’s, S&P và Fitch.

      b) Về cải thiện Năng lực cạnh tranh 4.0 (GCI 4.0) theo xếp hạng của WEF:

      - Nâng cao điểm số và duy trì thứ hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật[5] (gọi tắt là B1).

      - Nâng xếp hạng chỉ số Kiểm soát tham nhũng[6] (B2) lên 10 bậc.

      - Nâng xếp hạng chỉ số Chất lượng quản lý hành chính đất đai[7] (B3) lên ít nhất 1 bậc.

      - Nâng xếp hạng nhóm chỉ số Hạ tầng[8] (B4) lên 2-3 bậc.

      - Nâng xếp hạng nhóm chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin[9] (B5) lên 2-3 bậc.

      - Nâng xếp hạng chỉ số Chất lượng đào tạo nghề[10] (B6) lên ít nhất 5 bậc.

      - Nâng xếp hạng chỉ số vốn hóa thị trường chứng khoán[11] (B7) lên 2-3 bậc.

      - Nâng xếp hạng chỉ số Chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển[12] (B8) lên 2-3 bậc.

      - Nâng xếp hạng chỉ số Tăng trưởng về doanh nghiệp đổi mới sáng tạo[13] (B9) lên 2-3 bậc.

      - Nâng xếp hạng chỉ số Doanh nghiệp có ý tưởng sáng tạo mới đột phá[14] (B10) lên 2-3 bậc.

      - Nâng xếp hạng chỉ số Tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ[15] (B11) lên 2-3 bậc.

      c) Về cải thiện Năng lực Đổi mới sáng tạo (GII) theo xếp hạng của WIPO:

      - Nâng xếp hạng nhóm chỉ số Hạ tầng công nghệ thông tin[16] (gọi tắt là C1) lên ít nhất 5 bậc.

      - Nâng xếp hạng chỉ số Tuyển dụng lao động thâm dụng tri thức[17] (C2) lên ít nhất 5 bậc.

      - Nâng xếp hạng chỉ số Hợp tác nghiên cứu nhà trường - doanh nghiệp[18] (C3) lên 2-3 bậc.

      - Nâng xếp hạng chỉ số Chất lượng môi trường[19] (C4) lên 10 bậc.

      - Nâng xếp hạng chỉ số Công nghệ thông tin và sáng tạo trong mô hình của tổ chức[20] (C5) lên 2-3 bậc.

      - Nâng xếp hạng nhóm chỉ số Sáng tạo trực tuyến[21] (C6) lên ít nhất 5 bậc.

      - Nâng xếp hạng nhóm chỉ số Giáo dục đại học[22] (C7) lên ít nhất 5 bậc.

      - Nâng xếp hạng chỉ số Nhập khẩu dịch vụ ICT[23] (C8) và xuất khẩu dịch vụ ICT[24] (C9) lên ít nhất 5 bậc.

      d) Về cải thiện Quyền tài sản (IPRI) theo xếp hạng của Liên minh quyền tài sản:

      - Cải thiện xếp hạng chỉ số Độc lập tư pháp[25] (gọi tắt là D1).

      - Nâng xếp hạng nhóm chỉ số Quyền tài sản vật chất (D2) lên ít nhất 5 bậc.

      - Nâng xếp hạng nhóm chỉ số Quyền sở hữu trí tuệ (D3) lên 2-3 bậc.

      đ) Tăng điểm số các chỉ số thuộc Mục tiêu 9 về Công nghiệp, sáng tạo và phát triển bền vững theo xếp hạng Phát triển bền vững của UN.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn