Quy định về ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư trong bảo vệ môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 14/07/2022

Quy định về ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư trong bảo vệ môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng? Ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư trong văn hóa, xã hội, thể thao, y tế?  Ngành, nghề ưu đãi đầu tư trong khoa học công nghệ, điện tử, cơ khí, sản xuất vật liệu, công nghệ thông tin.

    • Quy định về ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư trong bảo vệ môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng?

      Cho hỏi danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư trong bảo vệ môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng. Cảm ơn.

      Trả lời: Căn cứ Phụ lục II Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('70DD3', '368961');" target='_blank'>Nghị định 31/2021/NĐ-CP, theo ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư trong bảo vệ môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng bao gồm:

      1. Thu gom, xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải tập trung.

      2. Xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu chức năng trong khu kinh tế.

      3. Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, kết cấu hạ tầng, vận tải và công nghiệp đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng thủy nội địa; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

      4. Phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị.

      5. Đầu tư xây dựng và quản lý, kinh doanh chợ tại vùng nông thôn.

      6. Đầu tư phát triển và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.

      Ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư trong văn hóa, xã hội, thể thao, y tế

      Cho hỏi danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư trong văn hóa, xã hội, thể thao, y tế. Cảm ơn.

      Trả lời: Căn cứ Phụ lục II Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('70DD3', '368961');" target='_blank'>Nghị định 31/2021/NĐ-CP, theo ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư trong văn hóa, xã hội, thể thao, y tế bao gồm:

      1. Xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư.

      2. Đầu tư kinh doanh cơ sở thực hiện vệ sinh phòng chống dịch bệnh.

      3. Nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới, thuốc thú y mới, vắc xin, chế phẩm sinh học dùng trong thú y.

      4. Sản xuất nguyên liệu làm thuốc và thuốc chủ yếu, thuốc thiết yếu, thuốc phòng, chống bệnh xã hội, vắc xin, sinh phẩm y tế, thuốc từ dược liệu, thuốc đông y; thuốc sắp hết hạn bằng sáng chế hoặc các độc quyền có liên quan; ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học để sản xuất thuốc chữa bệnh cho người đạt tiêu chuẩn GMP quốc tế; sản xuất bao bì trực tiếp tiếp xúc với thuốc.

      5. Đầu tư cơ sở sản xuất Methadone.

      6. Đầu tư kinh doanh trung tâm đào tạo, huấn luyện thể thao thành tích cao và trung tâm đào tạo, huấn luyện thể thao cho người khuyết tật; xây dựng cơ sở thể thao có thiết bị, phương tiện luyện tập và thi đấu đáp ứng yêu cầu tổ chức các giải đấu quốc tế; cơ sở luyện tập, thi đấu thể dục, thể thao chuyên nghiệp.

      7. Đầu tư kinh doanh trung tâm lão khoa, tâm thần, điều trị bệnh nhân nhiễm chất độc màu da cam; trung tâm chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ em lang thang không nơi nương tựa.

      8. Đầu tư kinh doanh trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội; cơ sở cai nghiện thuốc lá; cơ sở điều trị HIV/AIDS; cơ sở cai nghiện ma túy công lập; cơ sở cai nghiện ma túy dân lập; điểm tư vấn, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy cộng đồng tại cấp huyện.

      9. Đầu tư kinh doanh bảo tàng cấp quốc gia, nhà văn hóa dân tộc; đoàn ca, múa, nhạc dân tộc; rạp hát, trường quay, cơ sở sản xuất phim, in tráng phim; nhà triển lãm mỹ thuật - nhiếp ảnh; sản xuất, chế tạo, sửa chữa nhạc cụ dân tộc; duy tu, bảo tồn bảo tàng, nhà văn hóa dân tộc và các trường văn hóa nghệ thuật; cơ sở, làng nghề giới thiệu và phát triển các ngành, nghề truyền thống; đầu tư kinh doanh các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian; đầu tư cho Thư viện quốc gia Việt Nam, thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và thư viện có vai trò quan trọng.

      10. Đầu tư cơ sở hỗ trợ phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới tại cộng đồng đối với người bán dâm.

      Ngành, nghề ưu đãi đầu tư trong khoa học công nghệ, điện tử, cơ khí, sản xuất vật liệu, công nghệ thông tin

      Cho hỏi danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư trong khoa học công nghệ, điện tử, cơ khí, sản xuất vật liệu, công nghệ thông tin. Cảm ơn.

      Trả lời: Căn cứ Phụ lục II Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('70DD3', '368961');" target='_blank'>Nghị định 31/2021/NĐ-CP, theo đó ngành, nghề ưu đãi đầu tư trong khoa học công nghệ, điện tử, cơ khí, sản xuất vật liệu, công nghệ thông tin bao gồm:

      1. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D).

      2. Sản xuất phôi thép từ quặng sắt, thép cao cấp, hợp kim.

      3. Sản xuất than cốc, than hoạt tính.

      4. Sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng.

      5. Sản xuất hóa dầu, hóa dược, hóa chất cơ bản và cao su.

      6. Sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên (theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

      7. Sản xuất ô tô, phụ tùng ô tô, đóng tàu.

      8. Sản xuất phụ kiện, linh kiện điện tử, cụm chi tiết điện tử không thuộc Danh mục A Phụ lục này.

      9. Sản xuất máy công cụ, máy móc, thiết bị, phụ tùng, máy phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, máy chế biến thực phẩm, thiết bị tưới tiêu không thuộc Danh mục A Phụ lục này.

      10. Sản xuất vật liệu thay thế vật liệu Amiăng.

      11. Sản xuất vật liệu xây không nung nhẹ (có khối lượng riêng nhỏ hơn 1000 kg/m3).

      12. Đầu tư tận dụng nhiệt thừa khí thải để phát điện của các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng nhằm tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

      13. Sản xuất cát nghiền nhân tạo thay thế cát tự nhiên.

      14. Đầu tư xử lý, sử dụng phế thải của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy phân bón hóa chất, nhà máy luyện kim để làm vật liệu xây dựng.

      15. Đầu tư xử lý, sử dụng rác thải sinh hoạt để làm nhiên liệu trong sản xuất vật liệu xây dựng.

      16. Đầu tư sản xuất thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế đối với ngành sản xuất xi măng; kinh; gạch ốp lát; vật liệu chịu lửa; đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng thay thế cho vật liệu xây dựng sản xuất bằng công nghệ lạc hậu.

      17. Sản xuất các loại phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.

      18. Sản xuất lắp ráp đầu máy diesel; toa xe hàng trọng tải từ 30 tấn trở lên; toa xe khách cao cấp với tốc độ cấu tạo 100 km/giờ; phụ tùng đầu máy, toa xe trong lĩnh vực đường sắt.

      19. Sản xuất và chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

      20. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ của doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn