Theo dõi thường xuyên của Cơ quan nhà nước đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 22/11/2016

Theo dõi thường xuyên của Cơ quan nhà nước đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài được quy định như thế nào? Bạn đọc Tú Anh, địa chỉ mail tu_anh_098****@gmail.com hỏi: Tôi hiện đang là một kỹ sư xây dựng ở Quận 2, Tp.HCM. Gần đây công ty tôi có liên doanh hợp tác trong một dự án đối với đối tác là doanh nghiệp nước ngoài. Do một số yêu cầu công việc nên tôi cũng có nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan đến việc theo dõi, kiểm tra và đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài. Tôi muốn hỏi: Theo dõi thường xuyên của Cơ quan nhà nước đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài được quy định như thế nào? Do văn bản nào hướng dẫn? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!

    • Theo dõi thường xuyên của Cơ quan nhà nước đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại Điều 8 Thông tư 09/2016/TT-BKHĐT' onclick="vbclick('4D42E', '154315');" target='_blank'>Thông tư 09/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn về công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.

      Theo đó, cơ quan đăng ký đầu tư phân công trách nhiệm cho các đơn vị, cán bộ, chuyên viên trực thuộc theo dõi theo lĩnh vực, địa bàn và dự án (gọi chung là người theo dõi).

      1. Theo dõi trực tiếp.

      a) Theo dõi thông qua hoạt động trực tiếp, thường xuyên theo dõi địa bàn, lĩnh vực:

      - Người theo dõi có trách nhiệm thường xuyên nắm tình hình về các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong phạm vi được phân công.

      - Thu thập các văn bản, tài liệu, thông tin để nghiên cứu, xem xét, phát hiện vấn đề liên quan đến dự án được phân công.

      Trường hợp cần thiết, có thể đề nghị tổ chức kinh tế, chủ đầu tư dự án cung cấp văn bản, tài liệu phục vụ việc theo dõi.

      - Định kỳ (6 tháng, 1 năm) hoặc đột xuất, báo cáo cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi bằng văn bản về tình hình triển khai, hoạt động, các vướng mắc của dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc địa bàn, lĩnh vực được phân công.

      Trường hợp phát hiện tổ chức kinh tế, dự án có dấu hiệu vi phạm thì báo cáo ngay cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi xem xét, quyết định.

      - Đôn đốc tổ chức kinh tế, chủ đầu tư thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

      - Lập và lưu trữ hồ sơ quản lý dự án.

      b) Theo dõi thông qua tham gia các đoàn công tác của các cơ quan nhà nước.

      Người theo dõi khi được cử tham gia đoàn công tác của cơ quan đăng ký đầu tư, cơ quan cấp trên hoặc các cơ quan quản lý chuyên ngành kiểm tra, thanh tra dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc phạm vi trách nhiệm phân công phải thực hiện các công việc sau:

      - Chủ động nắm tình hình liên quan đến nội dung, đối tượng làm việc.

      - Nghiên cứu các báo cáo, tài liệu liên quan đến nội dung, đối tượng làm việc phục vụ công việc của đoàn công tác và việc theo dõi.

      - Nắm tình hình thực tế từ các kênh thông tin (qua báo chí; qua tổ chức và cá nhân, qua đơn thư khiếu nại, tố cáo, qua công tác thẩm tra, xác minh, thanh tra, kiểm toán, quản lý thuế,...) về tổ chức kinh tế, dự án nơi đoàn công tác đến làm việc để phát hiện vấn đề phục vụ công việc của đoàn công tác và phục vụ việc theo dõi.

      - Báo cáo kết quả tham gia đoàn công tác với cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi.

      - Lập và lưu trữ hồ sơ quản lý dự án.

      2. Theo dõi gián tiếp.

      Việc theo dõi gián tiếp của cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi (trách nhiệm trực tiếp là người theo dõi) đối với tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài, như sau:

      - Nghiên cứu, nắm tình hình thông qua báo cáo, thông báo kết quả các cuộc kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nghiên cứu báo cáo kết quả tình hình thực hiện dự án của tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài để phát hiện vấn đề.

      - Trao đổi, nắm tình hình từ các cơ quan quản lý nhà nước (đăng ký kinh doanh, quản lý thuế, công an, hải quan, các cơ quan quản lý chuyên ngành,...), các đoàn thể chính trị - xã hội; qua phản ánh của quần chúng, các phương tiện thông tin đại chúng và đơn thư tố cáo, khiếu nại để nắm tình hình về tổ chức kinh tế, dự án thuộc trách nhiệm quản lý, theo dõi. Thông qua nghiên cứu các văn bản, báo cáo, tài liệu của tổ chức kinh tế, dự án được theo dõi gửi đến theo yêu cầu để nghiên cứu, phát hiện vấn đề phục vụ việc theo dõi.

      Khi cần thiết và được lãnh đạo Cơ quan đồng ý, người theo dõi có thể trao đổi với tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài qua điện thoại, thư điện tử hoặc có thể gặp trực tiếp để làm rõ về những vấn đề liên quan đến nội dung theo dõi. Nội dung trao đổi phải được cơ quan đăng ký đầu tư gửi chính thức bằng văn bản tới tổ chức kinh tế, chủ đầu tư của dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày trao đổi qua điện thoại, thư điện tử hoặc gặp trực tiếp.

      - Qua theo dõi, người theo dõi báo cáo để cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, nhắc nhở, yêu cầu tổ chức kinh tế, dự án được theo dõi khắc phục, sửa chữa thiếu sót, khuyết Điểm (nếu có).

      - Lập và lưu trữ hồ sơ quản lý dự án.

      Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về theo dõi thường xuyên của Cơ quan nhà nước đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài, được quy định tại Thông tư 09/2016/TT-BKHĐT' onclick="vbclick('4D42E', '154315');" target='_blank'>Thông tư 09/2016/TT-BKHĐT . Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn