Bản dịch để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của văn phòng công chứng dịch có đúng không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 26/08/2022

Bản dịch để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của văn phòng công chứng dịch có đúng không? Công chứng bản dịch do người phiên dịch không phải là cộng tác viên của văn phòng bị phạt bao nhiêu tiền?

Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề này cần được giải đáp. Hợp đồng mua bán nhà giữa tôi và anh M là bằng tiếng Anh, sau đó tôi có nhờ một người bạn của tôi dịch sang tiếng Việt. Tôi có mang bản dịch đến văn phòng công chứng V để nhờ công chứng bản dịch đó nhưng văn phòng công chứng từ chối công chứng. Văn phòng giải thích là bản dịch phải do người phiên dịch là cộng tác viên của văn phòng thì văn phòng mới công chứng được. Cho tôi hỏi là điều này có đúng không?

Rất mong được giải đáp, tôi cảm ơn.

    • 1. Bản dịch để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của văn phòng công chứng dịch có đúng không?

      Theo Điều 61 Luật Công chứng 2014' onclick="vbclick('3A42E', '373553');" target='_blank'>Điều 61 Luật Công chứng 2014 quy định công chứng bản dịch như sau:

      1. Việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện.

      2. Công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện. Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.

      Từng trang của bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải; bản dịch phải được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai.

      3. Lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch phải ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; họ tên người phiên dịch; chứng nhận chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của người phiên dịch; chứng nhận nội dung bản dịch là chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

      Như vậy, theo quy định trên thì bản dịch để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Bản dịch bạn mang đến là do bạn của bạn dịch nên văn phòng công chứng V từ chối công chứng bản dịch của bạn là đúng với quy định của pháp luật.

      2. Công chứng bản dịch do người phiên dịch không phải là cộng tác viên của văn phòng bị phạt bao nhiêu tiền?

      Theo Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 14 Nghị định 82/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('5FDA3', '373553');" target='_blank'>Điều 14 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định của công chứng viên về công chứng bản dịch như sau:

      3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

      a) Công chứng bản dịch có mục đích hoặc nội dung vi phạm pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội;

      b) Công chứng bản dịch liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ, chồng; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;

      c) Công chứng bản dịch trong trường hợp biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả; giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định;

      d) Công chứng bản dịch do người phiên dịch không phải là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng nơi mình đang hành nghề thực hiện;

      đ) Công chứng bản dịch không có bản chính;

      e) Công chứng bản dịch không chính xác với nội dung giấy tờ, văn bản cần dịch.

      4. Hình thức xử phạt bổ sung:

      a) Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và d khoản 3 Điều này;

      b) Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ và e khoản 3 Điều này.

      5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

      b) Buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở về bản dịch đã được công chứng quy định tại các điểm c, đ và e khoản 3 Điều này.

      Do đó, công chứng viên công chứng bản dịch do người phiên dịch không phải là cộng tác viên của văn phòng thì công chứng viên sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

      Ngoài ra, công chứng viên còn bị tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 1 tháng đến 3 tháng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có từ việc công chứng bản dịch do người phiên dịch không phải là của cộng tác viên của văn phòng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn