Bên ủy quyền và bên được ủy quyền bắt buộc phải đến cùng VPCC không? Hướng dẫn làm giấy ủy quyền cho người thân rút tiền ngân hàng.

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 08/06/2022

Bên ủy quyền và bên được ủy quyền bắt buộc phải đến cùng VPCC? Hướng dẫn làm giấy ủy quyền cho người thân rút tiền ngân hàng. Người lập di chúc có thể ủy quyền cho người khác công chứng di chúc đúng không?

    • Bên ủy quyền và bên được ủy quyền bắt buộc phải đến cùng VPCC?

      Cho em hỏi, em muốn làm hợp đồng ủy quyền để đi nộp thuế. Mà giờ em đang tạm trú tại Hà Nội, bạn em ở Long An. Vậy em và bạn kia có phải bắt buộc đến cùng một văn phòng công chứng hay không?

      Trả lời:

      Theo Khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng 2014' onclick="vbclick('3A42E', '365506');" target='_blank'>Điều 55 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng hợp đồng ủy quyền như sau:

      Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

      Căn cứ quy định trên, anh và bạn anh có thể ủy quyền mà không cần đến cùng một tổ chức hành nghề công chứng mà anh có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng tại nơi cư trú thực hiện hợp đồng ủy quyền sau đó, bạn anh tiếp tục công chứng tiếp vào bản hợp đồng ủy quyền này.

      Hướng dẫn làm giấy ủy quyền cho người thân rút tiền ngân hàng

      Chào Quý Ban biên tập. Gia đình tôi đang gặp khó khăn mong được các chuyên gia xem xét giúp đỡ. Chị tôi có một tài khoản tiết kiệm tại Ngân hàng Vietcombank đứng tên chị. Nay chị tôi bị đột quỵ, gia đình tôi không đủ khả năng chạy chữa nên muốn rút tiền từ tài khoản của chị để trả chi phí bệnh viện nhưng vừa rồi tôi ra ngân hàng bị từ chối vì mặc dù là quan hệ thân thích nhưng không có giấy ủy quyền hợp lệ nên không đủ điều kiện rút tiền. Có người bảo tôi nên yêu cầu Tòa án tuyên bố chị tôi mất năng lực hành vi dân sự để người đại diện theo pháp luật được thay mặt chị tôi rút tiền. Hiện tại, chị tôi đã nhận thức được, cũng nói được tuy nhiên tay chân không cử động được nên không thể trực tiếp ký vào giấy ủy quyền nên chúng tôi chưa biết cách xử lý ra sao. Mong Quý cơ quan xem xét tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe.

      Hữu Thân (than***@gmail.com)

      Trả lời:

      Trên thực tế, để đảm bảo quyền lợi tuyệt đối cho khách hàng, các ngân hàng thường đề ra quy định về điều kiện được rút tiền gửi từ tài khoản rất nghiêm ngặt. Thông thường phải do chính chủ tài khoản mới được trực tiếp rút tiền hoặc thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản của người đó mở tại ngân hàng. Trường hợp không tự mình thực hiện được việc rút tiền hoặc thực hiện các giao dịch khác phải có giấy ủy quyền hợp lệ theo quy định pháp luật thì ngân hàng mới chấp nhận cho rút. Nên trường hợp người thân của chủ tài khoản đi rút tiền bị từ chối diễn ra rất nhiều tại các ngân hàng.

      Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn có đề cập đến việc yêu cầu Tòa án tuyên bố chị của bạn bị mất năng lực hành vi dân sự để người đại diện theo pháp luật của chị được thay mặt chị rút tiền từ tài khoản ngân hàng.

      Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 quy định tường hợp một người mất năng lực hành vi dân sự như sau:

      1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

      Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

      2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

      Căn cứ quy định này, chị của bạn chỉ bị hạn chế một số khả năng như viết do tại biến, đột quỵ, nhưng vẫn có khả năng nhận thức vấn đề và diễn đạt bằng lời nói nên không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự như quy định trên. Do vậy chị của bạn có thể toàn quyền thực hiện các giao rút tiền gửi tại ngân hàng. Tuy nhiên, do không thể ký hồ sơ giao dịch rút tiền gửi tại ngân hàng, chị của bạn có thể ủy quyền cho người khác để thực hiện giao dịch và khi thực hiện ủy quyền cần tuân theo một số quy định riêng.

      Cụ thể, Khoản 2 Điều 47 Luật công chứng 2014 quy định:

      Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng.

      Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.

      Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định.

      Theo quy định này thì gia đình bạn có thể liên hệ văn phòng công chứng để tiến hành làm văn bản ủy quyền theo ý muốn của chị bạn và công chứng văn bản này đồng thời mời người làm chứng đến chứng kiến việc thực hiện ủy quyền cũng như ký tên xác nhận vào văn bản ủy quyền còn chị của bạn không trực tiếp ký tên được vào giấy ủy quyền thì sẽ được điểm chỉ theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 Luật công chứng 2014.

      Bạn lưu ý một vấn đề là người làm chứng phải đáp ứng điều kiện từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng. Nếu gia đình không mời được người làm chứng thì việc mời người làm chứng sẽ do công chứng viên chỉ định.

      Sau khi gia đình hoàn thành xong văn bản ủy quyền được công chứng theo quy định pháp luật. Người được ủy quyền có thể mang giấy ủy quyền và giấy tờ tùy thân đến ngân hàng để làm thủ tục rút tiền.

      Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về việc thực hiện ủy quyền cho người thân đi rút tiền tại ngân hàng khi bị đột quỵ. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm các quy định cụ thể tại Luật công chứng 2014, Bộ luật dân sự 2015 và các văn bản liên quan.

      Người lập di chúc có thể ủy quyền cho người khác công chứng di chúc đúng không?

      Người lập di chúc có thể ủy quyền cho người khác công chứng di chúc đúng không?

      Trả lời:

      Căn cứ Khoản 1 Điều 56 Luật công chứng 2014 quy định về công chứng di chúc như sau:

      Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.

      Như vậy, người lập di chúc bắt buộc tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không thể ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn