Cần bao nhiêu năm kinh nghiệm để làm tư vấn viên pháp luật thực hiện trợ giúp pháp lý?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 15/12/2022

Cần bao nhiêu năm kinh nghiệm để làm tư vấn viên pháp luật thực hiện trợ giúp pháp lý? Không tham gia tập sự hành nghề luật sư có được làm trợ giúp viên pháp lý? Các trường hợp phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý?

Xin chào ban biên tập, em là cử nhân luật mới ra trường và có nghe nói đến công việc trợ giúp pháp lý, nếu theo con đường tư vấn viên thực hiện trợ giúp pháp lý thì em nghe nói phải có kinh nghiệm, không biết yêu cầu là bao nhiêu năm? Thường thì em thấy muốn trở thành trợ giúp viên pháp lý phải đào tạo nghề luật sư và phải qua thời gian tập sự hành nghề luật sư mới được trở thành trợ giúp viên pháp lý, vậy có trường hợp nào không cần phải tham gia tập sự hành nghề luật sư vẫn được làm trợ giúp viên pháp lý không? Xin được giải đáp.

    • Cần bao nhiêu năm kinh nghiệm để làm tư vấn viên pháp luật thực hiện trợ giúp pháp lý?

      Căn cứ Điều 17 Luật Trợ giúp pháp lý 2017' onclick="vbclick('4ED7A', '384021');" target='_blank'>Điều 17 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:

      1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm:

      a) Trợ giúp viên pháp lý;

      b) Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

      c) Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

      d) Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

      2. Sở Tư pháp công bố danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

      Tại Điều 12 Luật Trợ giúp pháp lý 2017' onclick="vbclick('4ED7A', '384021');" target='_blank'>Điều 12 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý như sau:

      1. Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý và tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

      2. Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp theo quy định của Luật này.

      3. Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này.

      Như vậy, đối với người thực hiện trợ giúp pháp lý là tư vấn viên pháp lý thì phải có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý. Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý có thể là văn phòng Luật, công ty Luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

      (Hình ảnh minh họa)

      Không tham gia tập sự hành nghề luật sư có được làm trợ giúp viên pháp lý?

      Theo Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý 2017' onclick="vbclick('4ED7A', '384021');" target='_blank'>Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý như sau:

      Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý:

      1. Có phẩm chất đạo đức tốt;

      2. Có trình độ cử nhân luật trở lên;

      3. Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;

      4. Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;

      5. Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.

      Theo quy định, không tham gia tập sự hành nghề luật sư vẫn được làm trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người này đủ thời gian tham gia tập sự trợ giúp pháp lý.

      3. Các trường hợp phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý?

      Căn cứ Điều 25 Luật Trợ giúp pháp lý 2017' onclick="vbclick('4ED7A', '384021');" target='_blank'>Điều 25 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định các trường hợp không được tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:

      1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      a) Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật này, trừ trường hợp đã chấp hành xong hình thức xử lý vi phạm và được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này;

      b) Bị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ tư vấn viên pháp luật;

      c) Các trường hợp không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về tố tụng.

      2. Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      a) Đã hoặc đang thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý là các bên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác đối với vụ việc tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng trong lĩnh vực dân sự;

      b) Có căn cứ cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể không khách quan trong thực hiện trợ giúp pháp lý;

      c) Có lý do cho thấy không thể thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý một cách hiệu quả, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.

      3. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người được trợ giúp pháp lý và cử người khác thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

      Như vậy, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý những trường hợp được quy định ở trên. Khi thuộc một trong các trường hợp từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người được trợ giúp pháp lý và cử người khác thực hiện trợ giúp pháp lý thay thế.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn