Chế độ, chính sách đối với Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là gì?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 24/12/2022

Chế độ, chính sách đối với Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là gì? Thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý làm căn cứ chi trả thù lao thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như thế nào? Thù lao, bồi dưỡng và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý của người thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như thế nào?

Nhờ tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.

    • Chế độ, chính sách đối với Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là gì?

      Tại Điều 11 Nghị định 144/2017/NĐ-CP' onclick="vbclick('5A56E', '384957');" target='_blank'>Điều 11 Nghị định 144/2017/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như sau:

      1. Trợ giúp viên pháp lý có các chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật.

      2. Trợ giúp viên pháp lý được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp vượt khung (nếu có).

      3. Trợ giúp viên pháp lý được cấp trang phục riêng theo tiêu chuẩn, niên hạn sau đây:

      a) Quần áo vest: cấp 02 năm/01 lần, lần đầu được cấp 02 bộ, các lần sau mỗi lần 01 bộ;

      b) Áo sơ mi dài tay: cấp hàng năm, lần đầu được cấp 02 cái, các lần sau mỗi lần 01 cái;

      c) Quần áo xuân hè: cấp hàng năm, lần đầu được cấp 02 bộ, các lần sau mỗi lần 01 bộ;

      d) Giầy da: 01 đôi/01 năm;

      đ) Dép quai hậu: 01 đôi/01 năm;

      e) Thắt lưng: 01 cái/02 năm;

      g) Cà vạt: 01 cái/02 năm;

      h) Bít tất: 02 đôi/01 lần/01 năm;

      i) Cặp đựng tài liệu: 01 cái/02 năm;

      k) Biển hiệu: 01 cái (cấp 01 lần).

      Mẫu trang phục, việc quản lý, cấp phát và sử dụng trang phục thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

      Hình từ Internet

      Thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý làm căn cứ chi trả thù lao thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như thế nào?

      Tại Điều 12 Nghị định 144/2017/NĐ-CP' onclick="vbclick('5A56E', '384957');" target='_blank'>Điều 12 Nghị định 144/2017/NĐ-CP quy định về thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý làm căn cứ chi trả thù lao thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như sau:

      1. Thù lao thực hiện trợ giúp pháp lý được xác định trên cơ sở thời gian làm việc thực tế mà người thực hiện trợ giúp pháp lý đã bỏ ra để thực hiện trực tiếp cho vụ việc trợ giúp pháp lý.

      2. Thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý được xác định bao gồm: Thời gian gặp gỡ, tiếp xúc với người được trợ giúp pháp lý hoặc thân nhân của họ, thời gian xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý, thời gian làm việc tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý; thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ việc, chuẩn bị tài liệu tại tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và thời gian hợp lý khác phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý được xác định trên cơ sở xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

      Thù lao, bồi dưỡng và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý của người thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như thế nào?

      Tại Điều 13 Nghị định 144/2017/NĐ-CP' onclick="vbclick('5A56E', '384957');" target='_blank'>Điều 13 Nghị định 144/2017/NĐ-CP quy định về thù lao, bồi dưỡng và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý của người thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như sau:

      1. Khi thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng, luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm được hưởng thù lao theo buổi làm việc (1/2 ngày làm việc) là 0,38 mức lương cơ sở/01 buổi làm việc nhưng tối đa không quá 30 buổi làm việc/01 vụ việc hoặc theo hình thức khoán chi vụ việc với mức tối thiểu bằng 03 mức lương cơ sở/01 vụ việc và mức tối đa không quá 10 mức lương cơ sở/01 vụ việc (căn cứ vào tính chất phức tạp, yêu cầu tố tụng và nội dung của từng vụ việc cụ thể).

      Khi áp dụng việc thanh toán thù lao theo buổi làm việc, thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thời gian gặp gỡ, thời gian chuẩn bị các tài liệu, luận cứ bào chữa, bảo vệ và thời gian thực hiện các công việc hợp lý khác tối đa không quá số buổi trả để thực hiện các công việc này áp dụng theo khoán chi vụ việc.

      2. Khi thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức đại diện ngoài tố tụng, luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm được hưởng thù lao là 0,31 mức lương cơ sở/buổi làm việc nhưng tối đa không quá 20 buổi làm việc/01 vụ việc.

      3. Trợ giúp viên pháp lý khi thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng được hưởng mức bồi dưỡng bằng 40% mức thù lao áp dụng đối với luật sư quy định tại khoản 1 Điều này, được hưởng mức bồi dưỡng bằng 20% mức thù lao áp dụng đối với luật sư khi thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức đại diện ngoài tố tụng theo quy định tại khoản 2 Điều này.

      4. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật theo phân công của Lãnh đạo Trung tâm, luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm được hưởng thù lao từ 0,08 - 0,15 mức lương cơ sở/01 văn bản tư vấn pháp luật tùy tính chất phức tạp và nội dung của vụ việc.

      5. Ngoài thù lao, bồi dưỡng vụ việc quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, khi thực hiện bằng hình thức tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng cần có thời gian thu thập chứng cứ hoặc xác minh làm rõ vụ việc, người thực hiện trợ giúp pháp lý còn được thanh toán chi phí phát sinh thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý như sau:

      a) Các khoản phí phải nộp theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và các chi phí hành chính khác phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện trợ giúp pháp lý;

      Căn cứ để xác định chi phí hợp lý là biên lai thu phí, lệ phí, hóa đơn tài chính hoặc giấy biên nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tài chính.

      b) Trong trường hợp đi công tác phục vụ giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý thì người thực hiện trợ giúp pháp lý được thanh toán theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí như đối với cán bộ, công chức, viên chức đi công tác.

      6. Tính chất, nội dung vụ việc, cách tính buổi, thời gian để làm căn cứ chi trả thù lao thực hiện vụ việc cho người thực hiện trợ giúp pháp lý theo buổi làm việc thực tế hoặc khoán chi vụ việc thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn