Có được chứng thực bản sao hóa đơn giá trị gia tăng không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 09/09/2016

Hóa đơn giá trị gia tăng, biên lai thu lệ phí có chứng thực được không? Nếu không chứng thực được mà người thực hiện chứng thực vẫn thực hiện thì có sao không?

    • Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP: “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. Và khoản 5 Điều này quy định “Bản chính” là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

      Loại và hình thức hóa đơn được quy định tại Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC như sau:

      “1. Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.

      2. Các loại hóa đơn:

      a) Hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

      Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;

      – Hoạt động vận tải quốc tế;

      – Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

      – Xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.

      Chứng từ thu tiền phí, lệ phí là Biên lai thu tiền phí, lệ phí do cơ quan thu phí, lệ phí lập khi thu các khoản phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

      Điều 22 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao trong các trường hợp sau:

      1. Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.

      2. Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.

      3. Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.

      4. Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.

      5. Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.

      6. Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.”

      Căn cứ theo quy định trên, chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận. Hóa đơn không phải là giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc chứng nhận nên không thuộc trường hợp chứng thực.

      Liên quan đến hoạt động chứng thực, nhằm xử lý nghiêm vi phạm hành chính trong hoạt động chứng thực, Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 08 năm 2015 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn