Có được dùng tên địa danh để đặt tên cho văn phòng công chứng?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 17/11/2022

Có được dùng tên địa danh để đặt tên cho văn phòng công chứng? Văn phòng công chứng hoạt động trong bao lâu thì được chuyển nhượng lại? Việc thay đổi thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng được quy định như thế nào?

Chào anh chị, cho tôi hỏi tôi đang chuẩn bị làm hồ sơ để công chứng giấy tờ về đất đai. Khi tôi đến văn phòng công chứng thì thấy văn phòng có tên riêng của công chứng viên. Tôi có thắc mắc là văn phòng công chứng có được dùng tên địa danh để đặt cho tên văn phòng nhằm mục đích dễ phân biệt hay không?

Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

 

    • 1. Có được dùng tên địa danh để đặt tên cho văn phòng công chứng?

      Tại Điều 22 Luật Công chứng 2014 có quy định về văn phòng công chứng như sau:

      1. Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.

      Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.

      2. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.

      3. Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

      4. Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định.

      Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.

      5. Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.

      Theo đó, văn phòng công chứng không được dùng tên địa danh để đặt tên cho văn phòng, tên của văn phòng công chứng chỉ được đặt theo nguyên tắc cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng.

      2. Văn phòng công chứng hoạt động trong bao lâu thì được chuyển nhượng lại?

      Tại Điều 29 Luật Công chứng 2014 có quy định về chuyển nhượng văn phòng công chứng như sau:

      1. Văn phòng công chứng được chuyển nhượng cho các công chứng viên khác đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. Văn phòng công chứng chỉ được chuyển nhượng khi đã hoạt động công chứng được ít nhất là 02 năm.

      Công chứng viên đã chuyển nhượng Văn phòng công chứng không được phép tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới trong thời hạn 05 năm kể từ ngày chuyển nhượng.

      2. Công chứng viên nhận chuyển nhượng Văn phòng công chứng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

      a) Đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với người dự kiến sẽ tiếp quản vị trí Trưởng Văn phòng công chứng;

      b) Cam kết hành nghề tại Văn phòng công chứng mà mình nhận chuyển nhượng;

      c) Cam kết kế thừa quyền và nghĩa vụ của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng.

      3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng.

      4. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục chuyển nhượng Văn phòng công chứng.

      Căn cứ theo quy định hiện hành, văn phòng công chứng chỉ được chuyển nhượng khi đã hoạt động công chứng được ít nhất là 02 năm sau khi hoạt động.

      3. Việc thay đổi thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng được quy định như thế nào?

      Tại Điều 27 Luật Công chứng 2014 có quy định về việc thay đổi thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng như sau:

      1. Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng có thể chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo nguyện vọng cá nhân hoặc trong các trường hợp khác do pháp luật quy định.

      Văn phòng công chứng có quyền tiếp nhận công chứng viên hợp danh mới nếu công chứng viên đó được các công chứng viên hợp danh còn lại chấp thuận.

      Việc chấm dứt tư cách công chứng viên hợp danh và tiếp nhận công chứng viên hợp danh mới được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về doanh nghiệp.

      2. Trường hợp công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế của công chứng viên hợp danh được hưởng phần giá trị tài sản tại Văn phòng công chứng sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của công chứng viên đó. Người thừa kế có thể trở thành công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng nếu là công chứng viên và được các công chứng viên hợp danh còn lại chấp thuận.

      Như vậy, việc thay đổi thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng sẽ được thực hiện theo quy định trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn