Có được miễn nhiệm công chứng viên khi hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng hay không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 24/12/2022

Có được miễn nhiệm công chứng viên khi hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng hay không? 03 trường hợp công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch? Công chứng viên có được chứng thực bản sao các loại giấy tờ không?

    • Có được miễn nhiệm công chứng viên khi hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng hay không?

      Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có được quyết định miễn nhiệm đối với công chứng viên khi hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng đối với công chứng viên đó theo quy định của pháp luật hiện nay không ạ? Pháp luật có quy định không ạ?

      Trả lời:

      Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Điều 14 Luật Công chứng 2014' onclick="vbclick('3A42E', '384675');" target='_blank'>Luật Công chứng 2014 thì Sở Tư pháp nơi công chứng viên đăng ký hành nghề quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng của công chứng viên trong thời hạn tối đa là 12 tháng trong các trường hợp sau đây:

      - Công chứng viên đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

      - Công chứng viên đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

      Mặt khác theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật Công chứng 2014' onclick="vbclick('3A42E', '384675');" target='_blank'>Luật Công chứng 2014 thì công chứng viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

      - Không còn đủ tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định tại Điều 8 của Luật Công chứng 2014' onclick="vbclick('3A42E', '384675');" target='_blank'>Luật Công chứng 2014;

      - Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

      - Kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;

      - Không hành nghề công chứng trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được bổ nhiệm công chứng viên hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên;

      - Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật Công chứng 2014' onclick="vbclick('3A42E', '384675');" target='_blank'>Luật Công chứng 2014 mà lý do tạm đình chỉ hành nghề công chứng vẫn còn;

      - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm; bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc;

      - Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;

      - Thuộc các trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên quy định tại Điều 13 của Luật Công chứng 2014' onclick="vbclick('3A42E', '384675');" target='_blank'>Luật Công chứng 2014 tại thời điểm được bổ nhiệm.

      Như vậy, kết luận:

      Căn cứ quy định trên đây thì công chứng viên sẽ bị miễn nhiệm khi hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng theo quyết định của Sở tư pháp (nhưng tối đa không quá 12 tháng) mà lý do tạm đình chỉ hành nghề công chứng vẫn còn, cụ thể là vẫng đang:

      - Bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

      - Bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

      Trình tự, thủ tục miễn nhiệm đối với công chứng viên thực hiện theo quy định tại Luật Công chứng 2014' onclick="vbclick('3A42E', '384675');" target='_blank'>Luật Công chứng 2014 và các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan.

      06 tiêu chuẩn để được bổ nhiệm làm công chứng viên(Hình từ Internet)

      03 trường hợp công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch?

      Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch trong những trường hợp nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

      Trả lời:

      Việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện.

      Theo đó, tại Khoản 4 Điều 61 Luật Công chứng 2014' onclick="vbclick('3A42E', '384675');" target='_blank'>Luật Công chứng 2014 có quy định về những trường hợp công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch bao gồm:

      - Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả;

      - Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;

      - Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.

      Công chứng viên có được chứng thực bản sao các loại giấy tờ không?

      Theo Luật Công chứng số 53/2014/QH13, thì không thấy quy định về việc các Văn phòng công chứng được công chứng các bản sao giấy tờ (ví dụ phô tô bằng Tốt nghiệp đưa đi công chứng bản sao). Vậy, căn cứ vào văn bản nào để các Văn phòng công chứng thực hiện công chứng bản sao giấy tờ?

      Trả lời:

      Theo quy định tại Điều 77 Luật Công chứng 2014' onclick="vbclick('3A42E', '384675');" target='_blank'>Luật Công chứng 2014 thì:

      1. Công chứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.

      2. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực.

      Ngoài ra, Khoản 4 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP' onclick="vbclick('44EC0', '384675');" target='_blank'>Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch cũng quy định:

      Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng).

      - Điểm a Khoản 1: Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

      - Điểm b Khoản 2: Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;

      Như vậy, Công chứng viên của Văn phòng công chứng có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ theo quy định trên (không phải công chứng).

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn