Công chứng viên có được chứng thực bản sao không? Công chứng viên hành nghề bao nhiêu năm thì được hướng dẫn tập sự?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 28/05/2022

Công chứng viên có được chứng thực bản sao? Công chứng viên hành nghề bao nhiêu năm thì được hướng dẫn tập sự? Thủ tục bổ nhiệm công chứng viên lần đầu. 

    • Công chứng viên có được chứng thực bản sao?

      Công chứng là chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch. Vậy công chứng viên có được chứng thực bản sao từ bản chính?

      Trả lời:

      Điều 77 Luật Công chứng 2014' onclick="vbclick('3A42E', '365120');" target='_blank'>Điều 77 Luật Công chứng 2014 quy định:

      1. Công chứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.

      2. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực.

      Và theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì:

      Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng).

      Như vậy, theo quy định này thì Công chứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính.

      Công chứng viên hành nghề bao nhiêu năm thì được hướng dẫn tập sự?

      Liên quan đến việc hỗ trợ người tập sự hành nghề công chứng viên. Ban biên tập cho tôi hỏi: Để được hướng dẫn người tập sự thì công chứng viên phải hành nghề được bao nhiêu năm? Mong sớm nhận phản hồi.

      Trả lời:

      Tại Điều 11 Luật Công chứng 2014, có quy định:

      - Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự.

      Người tập sự phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.

      Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ ngày đăng ký tập sự.

      - Tổ chức hành nghề công chứng phân công công chứng viên hướng dẫn người tập sự.

      Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề công chứng. Công chứng viên bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề công chứng thì sau 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật, quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới được hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng. Tại cùng một thời điểm, một công chứng viên không được hướng dẫn nhiều hơn hai người tập sự.

      Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải hướng dẫn và chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này.

      Như vậy, để được hướng dẫn ngươi tập sự thì công chứng viên đó phải có kinh nghiệm từ 02 năm hành nghề công chứng trở lên mới được hướng dẫn.

      Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

      Thủ tục bổ nhiệm công chứng viên lần đầu

      Mong ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi thủ tục bổ nhiệm công chứng viên lần đầu không ạ? Rất mong sớm nhận hồi đáp.

      Trả lời:

      Căn cứ pháp lý: Luật Công chứng 2014, Nghị định 29/2015/NĐ-CP, Thông tư 04/2015/TT-BTP:

      1. Điều kiện, tiêu chuẩn:

      - Có bằng cử nhân luật;

      - Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

      - Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;

      - Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

      - Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

      Không thuộc trong các trường hợp:

      - Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm do cố ý.

      - Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

      - Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

      - Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành.

      - Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư.

      2. Thành phần hồ sơ

      Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên được gửi đến Sở Tư pháp nơi người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên gồm:

      - Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;

      - Phiếu lý lịch tư pháp;

      - Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật;

      - Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;

      - Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng. Đối với người được miễn đào tạo nghề công chứng thì phải có bản sao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng và giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này;

      - Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng;

      - Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.

      3. Quy trình cấp

      - Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo quy định, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; trường hợp từ chối đề nghị thì phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.

      - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm công chứng viên; trường hợp từ chối bổ nhiệm phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do, gửi cho Sở Tư pháp và người đề nghị bổ nhiệm.

      4. Thẩm quyền cấp: Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

      5. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên hợp lệ.

      6. Lệ phí sát hạch bổ nhiệm: 200.000 đồng/thẻ.

      Để nắm thông tin về điều kiện, tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục xin cấp các chứng chỉ hành nghề khác, vui lòng tra cứu tại: Tra cứu chứng chỉ hành nghề.

      Để nắm thông tin về điều kiện, tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục xin cấp các chứng chỉ hành nghề khác, vui lòng tra cứu tại: Tra cứu chứng chỉ hành nghề.

      Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn