Điều kiện mở văn phòng công chứng

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 13/03/2019

Hiện nay, tôi muốn mở một văn phòng công chứng trên địa bàn TPHCM, thì cá nhân tôi cũng như văn phòng công chứng cần phải đáp ứng những điều kiện gì? Mong Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi, chân thành cảm ơn rất nhiều

    • Điều kiện mở văn phòng công chứng
      (ảnh minh họa)
    • Theo thông tin Anh/Chị cung cấp thì Anh/Chị hiện đang có nhu cầu mở văn phòng công chứng và hành nghề công chứng. Ngành, nghề công chứng được coi là một trong những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư.

      Do đó, để hoạt động trong ngành, nghề này, Anh/Chị cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

      - Có quyết định bổ nhiệm công chứng viên;

      - Tham gia Hội đồng công chứng viên (nếu có);

      - Làm việc trong một tổ chức hành nghề công chứng;

      - Đăng ký hành nghề công chứng tại Sở Tư pháp và được Sở Tư pháp cấp Thẻ công chứng viên.

      Tuy nhiên để được bổ nhiệm công chứng viên, Anh/Chị cần đảm bảo bản thân đáp ứng những điều kiện quy định tại Điều 8 Luật công chứng 2014, cụ thể:

      - Có bằng cử nhân luật;

      - Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

      - Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng;

      - Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

      - Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

      Hồ sơ bổ nhiệm công chứng viên theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Luật Công chứng 2014 gồm có:

      - Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;

      - Phiếu lý lịch tư pháp;

      - Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật;

      - Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;

      - Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng. Đối với người được miễn đào tạo nghề công chứng thì phải có bản sao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng và giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này;

      - Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng;

      - Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.

      Ngoài ra, để thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng, Anh/Chị cần đảm bảo việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng phải tuân theo quy định của Luật công chứng và phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, và:

      - Có quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

      - Có Giấy đăng ký hoạt động của Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở;

      - Có trụ sở làm việc với địa chỉ cụ thể, có nơi làm việc cho công chứng viên và người lao động với diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các đơn vị sự nghiệp, có nơi tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồ sơ công chứng.

      Ban biên tập thông tin đến Anh/Chị!

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn