Luật sư khi tham gia phiên tòa có bắt buộc phải mặc áo sơ mi trắng?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 24/12/2022

Luật sư khi tham gia phiên tòa có bắt buộc phải mặc áo sơ mi trắng? Một luật sư có được gia nhập cùng lúc 02 Đoàn luật sư? Luật sư có những quyền và nghĩa vụ gì?

Chào anh chị, em đang là sinh viên luật năm nhất, sắp tới em sẽ đóng vai luật sư trong phiên tòa giả định. Anh chị cho em hỏi khi tham gia phiên tòa, có bắt buộc luật sư phải mặc áo sơ mi trắng hay không?

Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

 

    • Luật sư khi tham gia phiên tòa có bắt buộc phải mặc áo sơ mi trắng?

      Tại Điều 34 Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022' onclick="vbclick('7F95D', '385196');" target='_blank'>Điều 34 Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định về trang phục của luật sư tham gia phiên tòa như sau:

      1. Luật sư tham gia phiên tòa phải mặc trang phục theo quy định của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

      2. Trang phục của luật sư khi tham gia phiên tòa phải bảo đảm các yêu cầu trang nghiêm, lịch sự, thuận tiện và thống nhất. Hội đồng Luật sư toàn quốc quy định về mẫu trang phục luật sư tham gia phiên tòa.

      Trên tinh thần Công văn 116/TA-TKTH năm 2011 có quy định về trang phục của luật sư khi tham gia phiên tòa như sau:

      Theo đó, kể từ ngày 10/10/2011, các Luật sư bắt buộc phải mặc trang phục thống nhất khi tham gia phiên tòa theo mẫu: áo veston và quần âu màu đen, áo sơ mi trắng, cà vạt màu xám lông chuột do Liên đoàn may thống nhất, đeo huy hiệu có hình biểu tượng logo của Liên đoàn Luật sư bên ngực trái áo trang phục. Trang phục nói trên được áp dụng chung cho cả Luật sư nam và Luật sư nữ, riêng mùa hè thì có thể không cần mặc áo veston.

      Như vậy, trên tinh thần Công văn 116/TA-TKTH năm 2011 của Tòa án nhân dân tối cao thì khi tham gia phiên tòa, luật sư phải mặc áo sơ mi trắng.

      Hình từ Internet

      Một luật sư có được gia nhập cùng lúc 02 Đoàn luật sư?

      Tại Điều 32 Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022' onclick="vbclick('7F95D', '385196');" target='_blank'>Điều 32 Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định về rút tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư, chuyển Đoàn Luật sư như sau:

      1. Khi có nhu cầu, luật sư làm giấy đề nghị rút tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư, trong đó ghi rõ lý do rút tên. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy đề nghị, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư ra quyết định xóa tên luật sư khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

      Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định xóa tên nói trên, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư gửi quyết định xóa tên luật sư cho Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

      2. Luật sư bị từ chối rút tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

      a) Đang trong quá trình bị xem xét kỷ luật;

      b) Đang trong thời gian chấp hành hình thức kỷ luật tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn Luật sư; đang trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo có hiệu lực;

      c) Đang trong quá trình giải quyết tranh chấp với khách hàng, luật sư hoặc tổ chức hành nghề luật sư;

      d) Đang trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động hành nghề luật sư;

      đ) Vi phạm nghĩa vụ đóng phí thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam, phí thành viên Đoàn Luật sư.

      3. Trong trường hợp luật sư rút tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư vì lý do thôi hành nghề luật sư theo nguyện vọng thì Liên đoàn ra quyết định thu hồi Thẻ luật sư của luật sư đó.

      4. Luật sư chuyển từ Đoàn Luật sư này sang Đoàn Luật sư khác phải rút tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư mà mình đang là thành viên theo quy định tại khoản 1 Điều này và đề nghị Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư giới thiệu gia nhập Đoàn Luật sư mới theo nguyện vọng của mình. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy đề nghị rút tên và chuyển Đoàn Luật sư, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư giới thiệu chuyển Đoàn Luật sư cho luật sư đến Đoàn Luật sư nơi luật sư dự định gia nhập. Hồ sơ giới thiệu chuyển Đoàn Luật sư gồm:

      a) Giấy giới thiệu chuyển Đoàn Luật sư của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư mà luật sư đề nghị rút tên;

      b) Giấy đề nghị gia nhập Đoàn Luật sư mới của luật sư;

      c) Hồ sơ của luật sư đề nghị chuyển Đoàn Luật sư mà Đoàn Luật sư đang quản lý;

      d) Bản sao Thẻ luật sư.

      Thủ tục xem xét việc gia nhập Đoàn Luật sư mới được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật Luật sư. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định gia nhập Đoàn Luật sư, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư nơi luật sư mới gia nhập có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đổi Thẻ luật sư kèm theo Quyết định về việc gia nhập Đoàn Luật sư và hồ sơ đề nghị đổi Thẻ luật sư cho Liên đoàn. Thủ tục đổi Thẻ luật sư được thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Điều lệ này.

      Đoàn Luật sư mới không chấp nhận việc gia nhập của luật sư được giới thiệu thì phải thông báo bằng văn bản cho Liên đoàn, Đoàn Luật sư cũ, luật sư được giới thiệu và nêu rõ lý do; trường hợp không đồng ý thì luật sư có quyền khiếu nại theo quy định của Luật Luật sư và Điều lệ này.

      Theo đó, một luật sư có được gia nhập cùng lúc 02 Đoàn luật sư, khi có nhu cầu gia nhập đoàn luật sư khác, Luật sư phải tiến hành rút tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư mà mình đang là thành viên.

      Luật sư có những quyền và nghĩa vụ gì?

      Tại Điều 29 Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 ' onclick="vbclick('7F95D', '385196');" target='_blank'>Điều 29 Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định về quyền và nghĩa vụ của Luật sư như sau:

      1. Quyền của luật sư:

      a) Các quyền trong hoạt động hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật;

      b) Được Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư hỗ trợ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong hoạt động hành nghề;

      c) Tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử, giới thiệu người ứng cử đại biểu tham dự Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc, Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư, tham gia các cơ quan của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, của Đoàn Luật sư; được Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư giới thiệu ứng cử vào các cơ quan dân cử, cơ quan của các tổ chức xã hội khác ở trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật, Điều lệ của các tổ chức;

      d) Tham gia các hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư; đề xuất ý kiến về việc củng cố, phát triển tổ chức, hoạt động của Liên đoàn, Đoàn Luật sư;

      đ) Giám sát hoạt động của các cơ quan của Liên đoàn, Đoàn Luật sư; kiến nghị biện pháp khắc phục, kiến nghị xử lý vi phạm;

      e) Khiếu nại đối với quyết định của các cơ quan của Liên đoàn, Đoàn Luật sư vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình;

      g) Được Liên đoàn, Đoàn Luật sư bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ;

      h) Các quyền khác theo quy định của Điều lệ này và Nội quy Đoàn Luật sư.

      2. Nghĩa vụ của luật sư:

      a) Các nghĩa vụ trong hoạt động hành nghề theo quy định của pháp luật;

      b) Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các nghị quyết, quyết định, quy định của Liên đoàn và Đoàn Luật sư mà mình là thành viên;

      c) Tham gia phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Liên đoàn, Đoàn Luật sư;

      d) Tham gia đầy đủ chương trình bồi dưỡng Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Liên đoàn và Đoàn Luật sư;

      đ) Tích cực tham gia hoạt động của Liên đoàn, Đoàn Luật sư; đoàn kết, hợp tác với các luật sư khác để thực hiện tôn chỉ, mục đích của Liên đoàn Luật sư Việt Nam;

      e) Tạo điều kiện cho các luật sư thành viên trong tổ chức hành nghề luật sư do mình đứng đầu tham gia các hoạt động của Liên đoàn, Đoàn Luật sư;

      g) Chấp hành yêu cầu của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư về việc chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư do mình đứng đầu;

      h) Hằng năm báo cáo Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư về tổ chức, hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư do mình đứng đầu; báo cáo Liên đoàn Luật sư Việt Nam về tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư do mình đứng đầu theo yêu cầu của Ban Thường vụ Liên đoàn;

      i) Giữ gìn uy tín của Liên đoàn, Đoàn Luật sư, luật sư Việt Nam;

      k) Nộp phí thành viên đầy đủ và đúng hạn;

      l) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ này và Nội quy Đoàn Luật sư.

      Trên đây là quyền và nghĩa vụ của luật sư được Liên đoàn luật sư Việt Nam ban hành.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn