Miễn nhiệm các chức danh của Liên đoàn Luật sư Việt Nam quy định ra sao?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 30/07/2022

Miễn nhiệm các chức danh của Liên đoàn Luật sư Việt Nam quy định ra sao? Bãi nhiệm các chức danh của Liên đoàn Luật sư Việt Nam quy định ra sao? 

Liên quan đến những quy định mới về Điều lệ Luật sư Việt Nam, xin được hỏi các thông tin trên.

    • 1. Miễn nhiệm các chức danh của Liên đoàn Luật sư Việt Nam quy định ra sao?

      Căn cứ Khoản 1 Điều 13 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam (Kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022' onclick="vbclick('7F95D', '370556');" target='_blank'>Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022) quy định về nội dung trên như sau:

      1. Việc miễn nhiệm Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên đoàn được thực hiện như sau:

      a) Đương nhiên miễn nhiệm trong các trường hợp sau:

      - Không còn là Chủ nhiệm Đoàn Luật sư (đối với Ủy viên đương nhiên của Hội đồng Luật sư toàn quốc), trừ các chức danh là Ủy viên Ban Thường vụ, Thường trực Liên đoàn;

      - Thôi hành nghề luật sư theo nguyện vọng;

      - Mất năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

      Theo đề nghị của Ban Thường vụ Liên đoàn, Hội đồng Luật sư toàn quốc ra nghị quyết về việc miễn nhiệm đối với trường hợp Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên đoàn quy định tại điểm này.

      b) Theo đề nghị của Ban Thường vụ Liên đoàn, Hội đồng Luật sư toàn quốc quyết định theo đa số bằng hình thức bỏ phiếu kín việc miễn nhiệm Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên đoàn trong trường hợp vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác mà không thể thực hiện được nhiệm vụ.

      2. Bãi nhiệm các chức danh của Liên đoàn Luật sư Việt Nam quy định ra sao?

      Theo Khoản 2 Điều 13 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam (Kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022' onclick="vbclick('7F95D', '370556');" target='_blank'>Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022) quy định về nội dung trên như sau:

      2. Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên đoàn bị bãi nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

      a) Bị xử lý kỷ luật trong nhiệm kỳ bằng hình thức tạm đình chỉ tư cách thành viên hoặc xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư;

      b) Bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư; bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;

      c) Bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật;

      d) Vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Liên đoàn khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

      đ) Xâm hại lợi ích của Liên đoàn Luật sư Việt Nam;

      e) Vi phạm nghiêm trọng pháp luật về luật sư và các quy định của pháp luật có liên quan;

      g) Không còn tín nhiệm của trên 1/2 số Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc.

      Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên đoàn đương nhiên bị bãi nhiệm trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này. Hội đồng Luật sư toàn quốc ra nghị quyết về việc bãi nhiệm đối với các trường hợp này.

      Hội đồng Luật sư toàn quốc quyết định theo đa số bằng hình thức bỏ phiếu kín việc bãi nhiệm Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên đoàn đối với các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản này theo đề nghị của Ban Thường vụ Liên đoàn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn