Người cao tuổi có thuộc trường hợp được trợ giúp pháp lý không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 03/03/2022

Người cao tuổi có thuộc trường hợp được trợ giúp pháp lý không? Bố của tôi năm nay đã 70 tuổi có vướng phải một số vấn đề pháp lý thì có được trợ giúp pháp pháp lý hay không? Người được trợ giúp pháp lý có các quyền như thế nào?

    • Người cao tuổi có thuộc trường hợp được trợ giúp pháp lý không?
      (ảnh minh họa)
    • Người cao tuổi có thuộc trường hợp được trợ giúp pháp lý không?

      Căn cứ Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 có quy định về người được trợ giúp pháp lý như sau:

      1. Người có công với cách mạng.

      2. Người thuộc hộ nghèo.

      3. Trẻ em.

      4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

      5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

      6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.

      7. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:

      a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;

      b) Người nhiễm chất độc da cam;

      c) Người cao tuổi;

      d) Người khuyết tật;

      đ) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;

      e) Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;

      g) Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;

      h) Người nhiễm HIV.

      Chính phủ quy định chi tiết điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.

      Như vậy, theo quy định như trên, nếu bố của bạn là người cao tuổi và có khó khăn về tài chính thì thuộc trường hợp được trợ giúp pháp lý.

      Người được trợ giúp pháp lý có các quyền như thế nào?

      Căn cứ Điều 8 Luật này có quy định về quyền của người được trợ giúp pháp lý như sau:

      1. Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

      2. Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.

      3. Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.

      4. Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.

      5. Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này.

      6. Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.

      7. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

      8. Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn