Những hợp đồng nào pháp luật buộc công chứng? Hủy hợp đồng công chứng trước đó thì đến đâu để làm?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 10/06/2022

Những hợp đồng nào pháp luật buộc công chứng? Hủy hợp đồng công chứng trước đó thì đến đâu để làm? Có được công chứng hợp đồng liên quan đến tài sản, lợi ích của người thân không?

    • Những hợp đồng nào pháp luật buộc công chứng?

      Cho hỏi: Nhờ ngân hàng pháp luật chỉ rõ giúp tôi pháp luật hiện hành quy định những loại hợp đồng nào phải công chứng? Mong sớm nhận được phản hồi. Chân thành cảm ơn.

      Trả lời:

      CCPL: Luật Công chứng 2014, Luật Nhà ở 2014, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2013.

      Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

      Theo quy định hiện hành thì một số loại hợp đồng sau đây phải công chứng:

      1. Hợp đồng mua bán nhà ở

      2. Hợp đồng tặng cho nhà ở

      3. Hợp đồng đổi nhà ở

      4. Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở

      5. Hợp đồng thế chấp nhà ở

      6. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

      7. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

      8. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

      9. Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất

      10. Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất

      11. Hợp đồng cho thuê lại quyền sử dụng đất

      12. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ

      13. Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài

      14. Văn bản thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

      Hủy hợp đồng công chứng trước đó thì đến đâu để làm?

      Cho hỏi: Chúng tôi có công chứng thỏa thuận vay tiền giữa hai bên. Nhưng nay, bên vay đã hoàn thành nghĩa vụ trả tiền. Vậy cho hỏi. Chúng tôi phải đến đâu để hủy hợp đồng đã công chứng trước đó? Mong sớm nhận phản hồi.

      Trả lời:

      Tại Điều 51 Luật công chứng 2014' onclick="vbclick('3A42E', '365320');" target='_blank'>Điều 51 Luật công chứng 2014, có quy định:

      - Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.

      - Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.

      Như vậy, theo quy định nêu trên thì các bạn phải đến tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng thỏa thuận vay tiền của các bạn trước đó để thực hiện thủ tục hủy thỏa thuận vay tiền đó.

      Có được công chứng hợp đồng liên quan đến tài sản, lợi ích của người thân không?

      Cho hỏi: Chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Mai Phương, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Tp Bình Dương, có thắc mắc sau tôi mong muốn nhận phản hồi từ Ban biên tập, cụ thể. Tôi có mua một miếng đất để phục vụ việc định cư lâu dài tại Tp, có người em gái tôi là công chứng làm việc tại phòng công chứng tại Tp. Vậy trường hợp của tôi có được nhờ người em đó công chứng hợp đồng mua bán đất đó không? Mong sớm nhận phản hồi.

      Trả lời:

      Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 7 Luật Công chứng 2014, có quy định về các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động công chứng, trong đó có:

      Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây...

      - Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;

      Như vậy, trường hợp của bạn pháp luật không cho phép thực hiện việc công chứng viên thực hiện việc công chứng , giao dịch tài sản liên quan đến lợi ích trực tiếp của công chứng viên và người thân của công chứng viên, trong trường hợp cố tình vi phạm thì việc công chứng hợp đồng, giao dịch đó sẽ không được pháp luật thừa nhận bạn nhé.

      Ban biên tập xin phản hồi thông tin đến bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn