Nơi niêm yết văn bản phân chia di sản, văn bản thừa nhận di sản thừa kế

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/12/2016

Ông A chết ở Mỹ, di sản để lại là bất động sản tại tỉnh Kiên Giang. Trước khi sang nước Mỹ sinh sống ông A có Hộ khẩu thường trú tại Cần Thơ. (Ông A vẫn còn Quốc tịch VN). Điều 155 Luật ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật 2015. Hiệu lực về không gian. Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước và được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Như vậy theo Điều 18 của Nghị định 29/2015/NĐ-CP thì mình sẽ niêm yết văn bản thừa kế ở những nơi nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

    • Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

      Căn cứ Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP' onclick="vbclick('41876', '163198');" target='_blank'>Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP xác định vấn đề niêm yết văn bản thỏa thuận phân chia di sản, vản bản khai nhận di sản thừa kế như sau:

      1. Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

      Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.

      Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.

      2. Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế. Bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót người thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.

      3. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết.

      Như vậy, việc niêm yết yết văn bản thỏa thuận hoặc khai nhận di sản thừa kế được niêm yết tại:

      + Ủy ban nhân dân xã nơi ông A thường trú (tại xã trong tỉnh Cần Thơ);

      + Ủy ban nhân dân xã nơi có bất động sản tức là xã trong tỉnh Kiên Giảng;

      Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nơi niêm yết văn bản phân chia di sản, văn bản thừa nhận di sản thừa kế. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 29/2015/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn