Sửa lỗi trong văn bản công chứng có bắt buộc phải đóng dấu tại lỗi sửa không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 16/04/2021

Cho hỏi: Theo quy định thì trường hợp sửa lỗi trong văn bản công chứng có bắt buộc phải đóng dấu tại lỗi sửa không? Mong sớm nhận hồi đáp.

    • Sửa lỗi trong văn bản công chứng có bắt buộc phải đóng dấu tại lỗi sửa không?
      (ảnh minh họa)
    • Tại Điều 50 Luật công chứng 2014' onclick="vbclick('3A42E', '340612');" target='_blank'>Điều 50 Luật công chứng 2014 có quy định về việc sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng như sau:

      - Lỗi kỹ thuật là lỗi do sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in ấn trong văn bản công chứng mà việc sửa lỗi đó không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người tham gia hợp đồng, giao dịch.

      - Việc sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật.

      - Công chứng viên thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật có trách nhiệm đối chiếu từng lỗi cần sửa với các giấy tờ trong hồ sơ công chứng, gạch chân chỗ cần sửa, sau đó ghi chữ, dấu hoặc con số đã được sửa vào bên lề kèm theo chữ ký của mình và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Công chứng viên có trách nhiệm thông báo việc sửa lỗi kỹ thuật đó cho người tham gia hợp đồng, giao dịch.

      => Như vậy, theo quy định nêu trên thì trường hợp công chứng viên sửa lỗi trong văn bản công chứng bắt buộc phải đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng tại chỗ sửa lỗi đó.

      Trân trọng.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn