Tại sao mức giá phải trả giữa các văn phòng công chứng khác nhau?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 20/11/2022

Tại sao mức tiền trả giữa các văn phòng công chứng khác nhau? Phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác có phải niêm yết tại Văn phòng công chứng không? Mức phí công chứng hợp đồng thương mại được tính như thế nào?

Tôi có đi công chứng vài lần ở các văn phòng công chứng khác nhau thì có thấy giá trả cho dịch vụ của họ là khác nhau. Cho tôi hỏi tại sao lại như vậy, tôi nghĩ là công chứng được pháp định quy định chung mức cho tất cả các văn phòng. Và cho tôi hỏi là có quy định cụ thể nào về mức phí cho công chứng hợp đồng thương mại hay không, nếu giá trị hợp đồng này của tôi là 800 trăm triệu? Xin cảm ơn!

    • 1. Tại sao mức tiền trả giữa các văn phòng công chứng khác nhau?

      Căn cứ theo Điều 67 Luật Công chứng 2014 quy định về thù lao công chứng như sau:

      1. Người yêu cầu công chứng phải trả thù lao khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng.

      2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành mức trần thù lao công chứng áp dụng đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương. Tổ chức hành nghề công chứng xác định mức thù lao đối với từng loại việc không vượt quá mức trần thù lao công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và niêm yết công khai các mức thù lao tại trụ sở của mình. Tổ chức hành nghề công chứng thu thù lao cao hơn mức trần thù lao và mức thù lao đã niêm yết thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

      3. Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm giải thích rõ cho người yêu cầu công chứng về thù lao công chứng.

      Theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định về mức thu phí, lệ phí như sau:

      1. Mức thu phí công chứng quy định tại Thông tư này được áp dụng thống nhất đối với Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng. Trường hợp đơn vị thu phí là Văn phòng công chứng thì mức thu phí quy định tại Thông tư này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

      Như vậy, theo quy định hiện hành thì mức phí công chứng giữa các Văn phòng công chứng là thống nhất nhưng mức thù lao công chứng của các văn phòng công chứng không bắt buộc giống nhau. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quy định về mức trần thù lao công chứng áp dụng đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương.

      Do đó, các văn phòng công chứng có thể khác nhau về thù lao công chứng nhưng sẽ không được vượt quá mức trần thù lao công chứng. Chính vì vậy tạo nên sự khác nhau về mức tiền khách hàng trả cho Văn phòng công chứng.

      2. Phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác có phải niêm yết tại Văn phòng công chứng không?

      Theo Điều 33 Luật Công chứng 2014 quy định về nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng cụ thể như sau:

      1. Quản lý công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình trong việc tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

      2. Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.

      3. Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.

      4. Niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình.

      5. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định tại Điều 37 của Luật này và bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 38 của Luật này.

      6. Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự hành nghề công chứng trong quá trình tập sự tại tổ chức mình.

      7. Tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.

      8. Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã công chứng.

      9. Lập sổ công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng.

      10. Chia sẻ thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin khác về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch do công chứng viên của tổ chức mình thực hiện công chứng để đưa vào cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật này.

      11. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

      Như vậy, Văn phòng công chứng có trách nhiệm niêm yết phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình.

      3. Mức phí công chứng hợp đồng thương mại được tính như thế nào?

      Căn cứ quy định tại Điểm a7 Khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định về mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch như sau:

      a7) Công chứng hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh: Tính trên giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.

      TT

      Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

      Mức thu

      (đồng/trường hợp)

      1

      Dưới 50 triệu đồng

      50 nghìn

      2

      Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng

      100 nghìn

      3

      Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng

      0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

      4

      Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng

      01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng

      5

      Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng

      2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng

      6

      Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng

      3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng

      7

      Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

      5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.

      8

      Trên 100 tỷ đồng

      32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

      Theo mức thu trên thì với giá trị hợp đồng thương mại của bạn là 800.000.000 triệu thì bạn sẽ trả phí công chứng là:

      800.000.000 đồng x 0.1% = 8.000.000 đồng

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn