Thủ tục thành lập Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là gì?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 24/12/2022

Thủ tục thành lập Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là gì? Thủ tục giải thể Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như thế nào? Thủ tục sáp nhập Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là gì? Số lượng người làm việc, cơ sở vật chất của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như thế nào?

Nhờ tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.

    • Thủ tục thành lập Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là gì?

      Tại Điều 7 Nghị định 144/2017/NĐ-CP quy định về thủ tục thành lập Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như sau:

      1. Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập Chi nhánh của Trung tâm. Hồ sơ gồm có:

      a) Tờ trình về việc thành lập Chi nhánh, trong đó nêu rõ việc đáp ứng các điều kiện thành lập Chi nhánh;

      b) Dự thảo Quyết định thành lập Chi nhánh;

      c) Ý kiến bằng văn bản của Sở Nội vụ về việc thành lập Chi nhánh.

      2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định về việc thành lập Chi nhánh trên cơ sở bảo đảm điều kiện thành lập Chi nhánh.

      3. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thành lập Chi nhánh, Giám đốc Trung tâm bổ nhiệm Trưởng Chi nhánh.

      4. Việc thành lập Chi nhánh phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương với các nội dung chủ yếu sau đây:

      a) Tên, địa chỉ trụ sở, số điện thoại của Chi nhánh;

      b) Ngày ra quyết định thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của Chi nhánh;

      c) Họ và tên Trưởng Chi nhánh; danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý;

      d) Phạm vi trợ giúp pháp lý của Chi nhánh.

      Hình từ Internet

      Thủ tục giải thể Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như thế nào?

      Tại Điều 8 Nghị định 144/2017/NĐ-CP quy định về thủ tục giải thể Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như sau:

      1. Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc giải thể Chi nhánh. Hồ sơ giải thể Chi nhánh bao gồm: Tờ trình về việc giải thể Chi nhánh và dự thảo Quyết định giải thể Chi nhánh.

      2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định giải thể Chi nhánh.

      3. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải thể Chi nhánh, Giám đốc Trung tâm miễn nhiệm Trưởng Chi nhánh.

      4. Việc giải thể Chi nhánh phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương với các nội dung chủ yếu sau đây:

      a) Tên, địa chỉ trụ sở, số điện thoại của Chi nhánh;

      b) Ngày ra quyết định giải thể;

      c) Ngày chấm dứt hoạt động của Chi nhánh.

      Thủ tục sáp nhập Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là gì?

      Tại Điều 9 Nghị định 144/2017/NĐ-CP quy định về thủ tục sáp nhập Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như sau:

      1. Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc sáp nhập Chi nhánh. Hồ sơ sáp nhập Chi nhánh bao gồm: Tờ trình về việc sáp nhập Chi nhánh và dự thảo Quyết định sáp nhập Chi nhánh.

      2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định sáp nhập Chi nhánh.

      3. Việc sáp nhập Chi nhánh phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương với các nội dung chủ yếu sau đây:

      a) Tên, địa chỉ trụ sở, số điện thoại của Chi nhánh sáp nhập;

      b) Ngày ra quyết định sáp nhập và ngày bắt đầu hoạt động của Chi nhánh sáp nhập;

      c) Họ và tên Trưởng Chi nhánh sáp nhập; danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý;

      d) Ngày chấm dứt hoạt động của Chi nhánh bị sáp nhập;

      đ) Phạm vi trợ giúp pháp lý của Chi nhánh sáp nhập.

      Số lượng người làm việc, cơ sở vật chất của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như thế nào?

      Tại Điều 10 Nghị định 144/2017/NĐ-CP quy định về số lượng người làm việc, cơ sở vật chất của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như sau:

      1. Căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, yêu cầu của công tác trợ giúp pháp lý tại địa phương và theo đề xuất của Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng người làm việc của Trung tâm và bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện làm việc thích hợp cho Trung tâm.

      2. Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức, người lao động của Trung tâm thực hiện theo quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức, người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

      3. Trung tâm được sử dụng kinh phí nghiệp vụ để phục vụ việc thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý và các hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý.

      Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động của Trung tâm được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn