Tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 24/12/2022

Tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như thế nào? Tiêu chuẩn bổ nhiệm, cách chức Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là gì? Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được quy định như thế nào? Điều kiện thành lập Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là gì?

Nhờ tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.

    • Tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như thế nào?

      Tại Điều 3 Nghị định 144/2017/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như sau:

      1. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây gọi chung là Trung tâm) có Giám đốc, Phó Giám đốc, Trợ giúp viên pháp lý, viên chức và người lao động khác. Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm phải là Trợ giúp viên pháp lý.

      2. Giám đốc Trung tâm, Phó Giám đốc Trung tâm do Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Giám đốc Trung tâm là người đứng đầu Trung tâm và là người đại diện theo pháp luật của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tư pháp và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm. Phó Giám đốc Trung tâm phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do Giám đốc Trung tâm phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm về kết quả công tác được giao.

      3. Trung tâm có thể có các bộ phận chuyên môn thích hợp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập.

      Hình từ Internet

      Tiêu chuẩn bổ nhiệm, cách chức Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là gì?

      Tại Điều 4 Nghị định 144/2017/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm, cách chức Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như sau:

      1. Trợ giúp viên pháp lý có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được đề nghị bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm:

      a) Có ít nhất 03 năm là Trợ giúp viên pháp lý hoặc thẩm phán hoặc kiểm sát viên, điều tra viên trung cấp trở lên hoặc có 05 năm làm công tác quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý trong ngành Tư pháp;

      b) Có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật.

      2. Giám đốc Trung tâm bị cách chức khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      a) Có một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Trợ giúp pháp lý;

      b) Vi phạm nghiêm trọng quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý;

      c) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

      Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được quy định như thế nào?

      Tại Điều 5 Nghị định 144/2017/NĐ-CP quy định về chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như sau:

      1. Chi nhánh chịu sự quản lý của Trung tâm. Chi nhánh có con dấu để giao dịch, sử dụng cho hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý. Tên Chi nhánh của Trung tâm được đặt theo số thứ tự thành lập nhưng phải thể hiện rõ tên Trung tâm chủ quản của Chi nhánh.

      2. Chi nhánh có Trưởng Chi nhánh là Trợ giúp viên pháp lý, do Giám đốc Trung tâm bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Trưởng Chi nhánh chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm về hoạt động của Chi nhánh.

      3. Chi nhánh có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

      a) Thực hiện trợ giúp pháp lý; cử người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa bàn được phân công;

      b) Đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý;

      c) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về trợ giúp pháp lý;

      d) Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến trợ giúp pháp lý theo phân công của Giám đốc Trung tâm.

      Điều kiện thành lập Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là gì?

      Tại Điều 6 Nghị định 144/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như sau:

      1. Việc thành lập Chi nhánh phải căn cứ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật Trợ giúp pháp lý và dựa vào nhu cầu trợ giúp pháp lý dài hạn của người dân tại nơi dự kiến thành lập; phải có Trợ giúp viên pháp lý làm việc thường xuyên, có cơ sở vật chất, bảo đảm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước.

      2. Các huyện ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật Trợ giúp pháp lý là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ.

      Huyện có giao thông không thuận tiện đến Trung tâm quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật Trợ giúp pháp lý là huyện nằm cách xa Trung tâm và không đạt tiêu chí giao thông theo hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới của cơ quan có thẩm quyền.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn