Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 27/05/2019

Xin chào, Ban biên tập vui lòng tư vấn giúp tôi về trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành như thế nào?

    • Căn cứ pháp lý:

      - Khoản 13 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/07/2019.

      - Điều 30 Nghị định 38/2015/NĐ-CP.

      Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành như sau:

      - Phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu tại khoản 3 Điều 29 Nghị định này; có thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định tại điểm A Phụ lục III Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

      - Chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường cho các đối tượng sau:

      + Chủ cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt bằng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật;

      + Chủ cơ sở sản xuất đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận phương án đồng xử lý chất thải;

      + Chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp;

      + Chủ vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng quy định tại Điều 31 Nghị định này và đã có hợp đồng chuyển giao giữa chủ vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường và các đối tượng được quy định tại điểm a, b hoặc điểm c khoản này.

      - Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường cho mỗi lần chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định tại Phụ lục IV Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

      - Tổ chức, cá nhân tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo các yêu cầu sau:

      + Phù hợp với chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận đầu tư, văn bản đăng ký đầu tư và các giấy tờ khác tương đương theo quy định của pháp luật;

      + Thực hiện bằng công nghệ, công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sản xuất sẵn có trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường và phải bảo đảm đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định. Đối với lò đốt chất thải, bãi chôn lấp chất thải rắn công nghiệp thông thường đầu tư trong khuôn viên cơ sở để tự xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải phù hợp với nội dung quản lý chất thải rắn trong các quy hoạch liên quan;

      + Phải phù hợp với quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận hoặc hồ sơ, giấy tờ tương đương.

      - Lập các báo cáo sau:

      + Báo cáo quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) theo Mẫu số 03 Phụ lục V Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo. Trường hợp đồng thời là chủ nguồn thải chất thải nguy hại thì tích hợp vào báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ;

      + Báo cáo đột xuất về tình hình phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

      Trên đây là nội dung tư vấn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn