Trợ giúp pháp lý và đối tượng được trợ giúp pháp lý

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 03/11/2020

Xin hỏi theo quy định hiện nay thì trợ giúp pháp lý được hiểu như thế nào? Những đối tượng nào được trợ giúp pháp lý? Nhờ tư vấn và văn bản quy định cụ thể. Xin cảm ơn.

    • Căn cứ Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 có quy định:

      Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

      Và Điều 7 Luật này cũng quy định những người được trợ giúp pháp lý, cụ thể như sau:

      - Người có công với cách mạng.

      - Người thuộc hộ nghèo.

      - Trẻ em.

      - Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

      - Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

      - Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.

      - Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:

      + Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;

      + Người nhiễm chất độc da cam;

      + Người cao tuổi;

      + Người khuyết tật;

      + Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;

      + Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;

      + Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;

      + Người nhiễm HIV.

      Trên đây là định nghĩa về trợ giúp pháp lý và những người được trợ giúp pháp lý theo quy định tại Luật này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn