Bán cơm online phải đăng ký kinh doanh không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 20/11/2019

Thưa luật sư. Em có kinh doanh quán cơm online số lượng rất ít khoảng 20 suất. Em nấu tại nhà riêng và ship đến khách hàng. Em có treo biển hiệu ở giữa sân nhà mình (nhà em là ngõ cụt) thì có xem đó là treo biển hiệu quảng cáo trái quy định không vì em không xin giấy phép? Và em có cần đăng ký kinh doanh không?

    • Vấn đề thứ nhất: Bạn kinh doanh quán cơm online có phải đăng ký kinh doanh không?

      Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định:

      "Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

      - Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

      - Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

      - Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

      - Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

      - Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

      - Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác."

      Như vậy, việc bạn kinh doanh quán cơm online thuộc trong trường hợp cá nhân hoạt động thương mại tự do, cho nên bạn không cần phải đăng ký kinh doanh.

      Vấn đề thứ hai: Đặt biển quảng cáo có vi phạm không?

      - Thứ nhất: Việc quảng cáo trên biển quảng cáo phải tuân thủ quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; không được che khuất đèn tín hiệu giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng; không được chăng ngang qua đường giao thông và phải tuân thủ quy hoạch quảng cáo của địa phương và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành. (Khoản 1 Điều 27 Luật quảng cáo 2012)

      Bạn đã tuân thủ đúng quy định về việc đặt biển quảng cáo.

      - Thứ 2: Bạn không thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh nên việc quảng cáo không cần phải xin phép cơ quan có thẩm quyền.

      Cho nên, việc bạn treo biển quảng cáo giữa sân nhà (Nhà gõ cụt) không vi phạm quy định của pháp luật.

      Ban biên tập phản hồi đến bạn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn