Ban Kiểm soát tại Tổng công ty Giấy Việt Nam do ai quyết định thành lập?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 24/12/2022

Ban Kiểm soát tại Tổng công ty Giấy Việt Nam do ai quyết định thành lập? Nghĩa vụ của Ban kiểm soát Tổng công ty Giấy Việt Nam theo quy định hiện nay là gì? Ban kiểm soát Tổng công ty Giấy Việt Nam có các quyền hạn nào?

    • Ban Kiểm soát tại Tổng công ty Giấy Việt Nam do ai quyết định thành lập?

      Theo Điều 23 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 2760/QĐ-BCT năm 2022 quy định như sau:

      Ban kiểm soát, kiểm soát viên
      1. Ban Kiểm soát tại VINAPACO do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định thành lập theo quy định của pháp luật.
      2. Bộ Công Thương quyết định bổ nhiệm Kiểm soát viên, Trưởng ban kiểm soát. Thời hạn giữ chức vụ cho mỗi nhiệm kỳ bổ nhiệm của Kiểm soát viên, Trưởng ban kiểm soát là 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ liên tục.
      3. Tiền lương, thù lao, tiền thưởng, điều kiện làm việc, định mức chi phí công tác và các chi phí hoạt động khác của Kiểm soát viên, Trưởng Ban kiểm soát do Bộ Công Thương quyết định; mức lương của Kiểm soát viên, Trưởng Ban kiểm soát căn cứ theo quy định hiện hành, được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và được lập thành mục riêng trong báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp. Kiểm soát viên, Trưởng Ban kiểm soát được hưởng chế độ phúc lợi, ưu đãi và tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể của doanh nghiệp như cán bộ, nhân viên và người lao động của VINAPACO.
      4. Tiêu chuẩn và điều kiện đối với kiểm soát viên
      Kiểm soát viên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 169 Luật Doanh nghiệp và quy định khác có liên quan.
      5. Tiêu chuẩn và điều kiện đối với Trưởng Ban kiểm soát
      a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của VINAPACO và có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm làm việc.
      b) Không được là người quản lý VINAPACO và người quản lý tại doanh nghiệp khác.
      c) Không được là kiểm soát viên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước
      d) Không phải là người lao động của VINAPACO.
      đ) Không phải là vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, anh ruột của chồng, anh ruột của vợ, chị ruột của chồng, chị ruột của vợ, em ruột của chồng, em ruột của vợ của đối tượng sau đây:
      - Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu;
      - Thành viên Hội đồng thành viên VINAPACO;
      - Tổng giám đốc VINAPACO;
      - Phó Tổng giám đốc;
      - Kế toán trưởng của VINAPACO;
      - Kiểm soát viên khác.
      e) Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

      Căn cứ quy định nêu trên thì Ban Kiểm soát tại Tổng công ty Giấy Việt Nam (VINAPACO) do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định thành lập theo quy định của pháp luật.

      Hình từ Internet

      Nghĩa vụ của Ban kiểm soát Tổng công ty Giấy Việt Nam theo quy định hiện nay là gì?

      Tại Điều 24 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 2760/QĐ-BCT năm 2022 quy định các nghĩa vụ đối với Ban kiểm soát cụ thể sau đây:

      - Giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh, giám sát, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của VINAPACO;

      - Giám sát và đánh giá việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên và Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc VINAPACO;

      - Giám sát và đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ quy chế kiểm soát nội bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo và các quy chế quản trị nội bộ khác của VINAPACO;

      - Giám sát tính hợp pháp, tính hệ thống và trung thực trong công tác kế toán, sổ kế toán, trong nội dung báo cáo tài chính, các phụ lục và tài liệu liên quan;

      - Giám sát hợp đồng, các giao dịch của VINAPACO với các bên có liên quan;

      - Giám sát thực hiện các dự án đầu tư lớn có giá trị lớn hơn 30% vốn chủ sở hữu hoặc lớn hơn mức vốn của dự án nhóm B theo phân loại quy định tại Luật đầu tư công, hợp đồng giao dịch mua, bán và giao dịch kinh doanh có giá trị lớn hơn 10% vốn chủ sở hữu hoặc theo yêu cầu của Bộ Công Thương; giao dịch kinh doanh bất thường của VINAPACO;

      - Lập và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về các nội dung cho Bộ Công Thương và Hội đồng thành viên;

      - Xây dựng kế hoạch công tác hằng năm, trình Bộ Công Thương phê duyệt, ban hành trong quý I; thực hiện theo kế hoạch công tác năm được phê duyệt.

      Đối với những trường hợp cần phải kiểm tra, giám sát đột xuất nhằm phát hiện sớm những sai sót của doanh nghiệp, Ban kiểm soát, Kiểm soát viên chủ động thực hiện, đồng thời báo cáo Bộ Công Thương theo quy định.

      - Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo yêu cầu của Bộ Công Thương hoặc quy định tại Điều lệ VINAPACO.

      Theo đó, Ban kiểm soát Tổng công ty Giấy Việt Nam cần đảm bảo thực hiện tuân theo các nghĩa vụ nêu trên.

      Ban kiểm soát Tổng công ty Giấy Việt Nam có các quyền hạn nào?

      Tại Điều 25 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 2760/QĐ-BCT năm 2022 quy định:

      Quyền của Ban kiểm soát
      1. Tham gia các cuộc họp của Hội đồng thành viên, các cuộc tham vấn và trao đổi chính thức và không chính thức của cơ quan đại diện chủ sở hữu với Hội đồng thành viên; chất vấn Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc VINAPACO về kế hoạch, dự án hay chương trình đầu tư phát triển và các quyết định khác trong quản lý điều hành VINAPACO.
      2. Xem xét sổ sách kế toán, báo cáo, hợp đồng, giao dịch và tài liệu khác của công ty; kiểm tra công việc quản lý điều hành của Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
      3. Yêu cầu thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và những người quản lý khác báo cáo, cung cấp thông tin về bất cứ việc gì trong phạm vi quản lý và hoạt động đầu tư, kinh doanh của VINAPACO.
      4. Yêu cầu người quản lý VINAPACO báo cáo về thực trạng tài chính, thực trạng và kết quả kinh doanh của công ty con khi xét thấy cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ VINAPACO.
      5. Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiêm toán tham mưu và trực tiếp hỗ trợ Ban kiểm soát thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn