Cá nhân có thể ủy thác vốn hoạt động cho Quỹ bảo lãnh tín dụng không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 16/04/2022

Cá nhân có thể ủy thác vốn hoạt động cho Quỹ bảo lãnh tín dụng không? Quỹ bảo lãnh tín dụng có được sử dụng vốn đề đầu tư không? Tôi hiện đang sinh sống trên địa bàn Bình Phước, tôi muốn ủy thác vốn hoạt động cho Quỹ bảo lãnh tín dụng của tỉnh thì có được chấp nhận không?

    • Cá nhân có thể ủy thác vốn hoạt động cho Quỹ bảo lãnh tín dụng không?
      (ảnh minh họa)
    • Cá nhân có thể ủy thác vốn hoạt động cho Quỹ bảo lãnh tín dụng không?

      Căn cứ Điều 40 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định về nguồn vốn hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng như sau:

      Nguồn vốn hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng được hình thành từ các nguồn sau:

      1. Vốn chủ sở hữu:

      a) Vốn điều lệ của Quỹ bảo lãnh tín dụng do ngân sách địa phương cấp;

      b) Vốn bổ sung từ kết quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định;

      c) Vốn hình thành từ các khoản tài trợ, viện trợ, đóng góp không phải hoàn trả của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dành cho Quỹ bảo lãnh tín dụng;

      d) Vốn nhà nước khác theo quy định của pháp luật;

      đ) Các nguồn vốn khác thuộc vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

      2. Vốn huy động: vốn huy động từ các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của Quỹ bảo đảm phù hợp với khả năng hoàn trả của Quỹ.

      3. Các khoản vốn khác gồm:

      a) Vốn nhận ủy thác của chính quyền địa phương, các quỹ tài chính địa phương, các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước (bên ủy thác) để thực hiện yêu cầu của bên nhận ủy thác theo quy định của pháp luật và Nghị định này;

      b) Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

      Như vậy, cá nhân có thể ủy thác vốn hoạt động cho Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định của pháp luật.

      Quỹ bảo lãnh tín dụng có được sử dụng vốn đề đầu tư không?

      Theo quy định tại Điều 41 Nghị định 34/2018/NĐ-CP về nguyên tắc quản lý và sử dụng vốn của Quỹ bảo lãnh tín dụng như sau:

      1. Vốn hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng phải được sử dụng theo nguyên tắc đúng mục đích, có hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn và tài sản, cụ thể:

      a) Cấp bảo lãnh tín dụng cho các bên được bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này;

      b) Đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng tối đa không quá 7% vốn điều lệ thực có của Quỹ bảo lãnh tín dụng. Chủ tịch Quỹ ban hành quy chế đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định đảm bảo chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.

      2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này và quy định của Luật ngân sách nhà nước.

      3. Vốn nhàn rỗi của Quỹ bảo lãnh tín dụng được sử dụng để đầu tư mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh, được gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng thuộc danh sách các tổ chức tín dụng được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trong từng thời kỳ theo nguyên tắc bảo toàn, phát triển vốn.

      Theo đó, vốn nhàn rỗi của Quỹ bảo lãnh tín dụng có thể được sử dụng để đầu tư mua trái phiếu, tín phiếu, gửi tiết kiệm theo quy định trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn