Cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài tại Việt Nam

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 19/11/2018

Tôi đang làm việc trong đơn vị xuất bản, chúng tôi có một đối tác nước ngoài sắp tới muốn đến Việt Nam để hợp tác làm ăn và tìm kiếm thị trường. Đối tác của chúng tôi dự định sẽ thành lập một văn phòng đại diện tại Việt Nam. Anh chị cho tôi hỏi việc cấp giấy phép thành lập văn phòng đại điện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài được thực hiện như thế nào?

    • Tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 150/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, có hiệu lực ngày 24/12/2018, Việc cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện thực hiện theo quy định sau đây:

      Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện bằng tiếng Việt (trường hợp hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng) gửi Bộ Thông tin và Truyền thông gồm có:

      - Đơn đề nghị cấp giấy phép;

      - Văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận nhà xuất bản, tổ chức phát hành xuất bản phẩm đang hoạt động hợp pháp tại nước đặt trụ sở chính;

      - Bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp đại học trở lên, phiếu lý lịch tư pháp và sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng minh được phép thường trú tại Việt Nam của người đứng đầu văn phòng đại diện do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

      Thời hạn giải quyết:

      - Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

      - Trường hợp nộp hồ sơ qua mạng Internet hoặc qua dịch vụ bưu chính nhưng không đúng mẫu hoặc không đủ thành phần theo quy định, trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Xuất bản, In và Phát hành) phải thông báo, hướng dẫn chi tiết cho nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài qua một trong các hình thức sau: điện thoại, thư điện tử hoặc fax.

      Giấy phép thành lập văn phòng đại diện có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 05 năm.

      Trên đây là quy định về cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài tại Việt Nam.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn