Cổ đông phổ thông có được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 13/11/2019

Tôi sở hữu 15% cổ phần phổ thông của công ty, sắp tới công ty sẽ mở rộng kinh doanh nên sẽ chào bán thêm một số lượng lớn cổ phần mới. Vậy cho hỏi tôi có được ưu tiên mua cổ phần mới không? Nếu có thì số lượng được mua là bào nhiêu? Cảm ơn!

    • Căn cứ Khoản 1 Điều 114 Luật doanh nghiệp 2014 quy định cổ đông phổ thông có các quyền sau đây:

      - Tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết.

      - Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

      - Ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty.

      - Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.

      - Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác.

      - Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

      - Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.

      => Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn là cổ đông phổ thông của công ty và đang sở hữu 15% cổ phần phổ thông, do đó khi công ty phát hành thêm cổ phần mới thì bạn sẽ được ưu tiên mua tương ứng với tỷ lệ đang sở hữu (15%).

      Trên đây là nội dung hỗ trợ.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn