Có đươc mượn GPKD của 1 Công ty khác để kinh doanh.

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 29/08/2016

Cho em hỏi:  1/ Công ty A là công ty Bảo vệ, hiện đã có GPKD và được phép hoạt động theo đúng PL. Một cá nhân B muốn mở công ty cung ứng nguồn nhân lực trong đó có cung ứng cả Bảo vệ, nhân viên bán hàng, Pg....Nhưng cty nay ko đăng ký GPKD mà mượn của cty A để hoat động, và lại lấy tên là Công ty cổ phần C. Như vậy Luật sư cho em hỏi trường hợp này  Cá nhân B có được dùng GPKD của Công ty A để KD hay ko? Và việc dùng tên là Công ty cổ phần C là đúng hay sai?  2/ Cũng là trong bối cảnh của công ty như câu hỏi trên. Khi mới vào thì cty thỏa thuận trả cho em lương 3,2 triệu/tháng (với điều kiện tuyển được 40 người/tháng) + 400.000đ phụ cấp. Tổng là 3,6 triệu/tháng.  Trong thời gian làm việc em chưa tuyển được người nào nhưng đã phỏng vấn được 12 bộ hồ sơ, nhưng cty chưa chuyển sang khách hàng nên chưa biết KQ của 12 bộ hs đó có đạt hay ko. Trưởng phòng KD yêu cầu nhân viên lập bảng kế hoạch làm việc trong tuần và ko bắt buộc nv cứ phải ngày nào cũng ở cty. Khi đó em làm bảng kế hoạch, được trưởng phòng thông qua và đánh giá xuất sắc. như vậy cứ theo bảng kế hoạch thì ngày 23/11/2012 em đi truyền thông bên ngoài, nhưng đúng ngày này Giám đốc công ty cho em nghỉ việc vì lý do: Nghỉ việc không xin phép và làm việc chưa có hiệu quả ( chưa hết tháng nên chưa đánh giá được có đạt hiệu quả hay ko) Sau đó cty hẹn ngày lên để thanh toán chế độ, và em xin lại bộ hs phô tô công chứng để đi xin việc khác nhưng cty nói 6 tháng sau mới trả lại Như vậy trong trường hợp này theo Luật sư thi đúng sai thế nào ạ:  - Em sẽ được thanh toán chế độ được bao nhiêu? - Cty hẹn 6 tháng sau mới hoàn trả hs đúng hay sai?

    • 1. Điều 11 Luật doanh nghiệp quy định một số hành vi bị cấm, trong đó có hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký kinh doanh.

      Như vậy, cá nhân B muốn hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp sẽ phải tự đi đăng ký kinh doanh, không được dùng đăng ký kinh doanh của Công ty A để kinh doanh với tên gọi là Công ty cổ phần C.

      2. Về vấn đề bạn bị Giám đốc Công ty cho nghỉ việc, vì không được nghiên cứu hợp đồng lao động giữa bạn và phía Công ty nên tôi chỉ trả lời về mặt nguyên tắc như sau:

      Theo như bạn trình bày, lý do mà công ty đưa ra để cho bạn nghỉ việc là không hợp lý, cụ thể là chưa hết hạn 1 tháng để tống kết hiệu quả làm việc và thực sự hôm đó bạn đi truyền thông bên ngoài theo bảng kế hoạch tuần gửi trưởng phòng kinh doanh. Nếu sự việc đúng như bạn trình bày thì phía Công ty đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn trái pháp luật. Trong trường hợp này, theo quy định tại Điều 41 Bộ luật lao động, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương trong những ngày người lao động không đuợc làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp. Nếu người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền bồi thường nêu trên, bạn và Công ty sẽ thỏa thuận với nhau về khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn