Có được thay đổi điều khoản trong hợp đồng bảo lãnh tín dụng không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 16/05/2022

Có được thay đổi điều khoản trong hợp đồng bảo lãnh tín dụng không? Bảo lãnh vay vốn có được Quỹ bảo lãnh cấp tiền mặt hay không? Công ty tôi là doanh nghiệp có quy mô vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã ký hợp đồng bảo lãnh vay vốn, bây giờ muốn thay đổi các điều khoản trong hợp đồng bảo lãnh có được không? Khi nhận bảo lãnh thì có được cấp tiền mặt không?

    • Có được thay đổi điều khoản trong hợp đồng bảo lãnh tín dụng không?
      (ảnh minh họa)
    • Có được thay đổi điều khoản trong hợp đồng bảo lãnh tín dụng không?

      Căn cứ Điều 23 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định về hợp đồng bão lãnh tín dụng như sau:

      1. Hợp đồng bảo lãnh tín dụng do 02 bên (bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh) hoặc 03 bên (gồm: Bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh) thỏa thuận, ký kết nhưng phải đảm bảo tuân thủ các quy định tại Nghị định này và bao gồm các nội dung cơ bản sau:

      a) Tên, địa chỉ của bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh (đối với trường hợp hợp đồng bảo lãnh tín dụng do 03 bên ký kết);

      b) Địa điểm, thời điểm ký hợp đồng bảo lãnh tín dụng;

      c) Nghĩa vụ trả nợ gốc, trả nợ lãi;

      d) Thời hạn hiệu lực và chi phí bảo lãnh tín dụng quy định tại Nghị định này;

      đ) Mục đích, nội dung bảo lãnh tín dụng;

      e) Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại khoản 2 Điều 30 và Điều 31 Nghị định này;

      g) Biện pháp bảo đảm bảo lãnh quy định tại Điều 25 Nghị định này;

      h) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng bên (bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh) trong quá trình thực hiện bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này;

      i) Thỏa thuận về các biện pháp thu hồi nợ bên nhận bảo lãnh phải thực hiện sau khi bên được bảo lãnh không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ cho bên nhận bảo lãnh và phương thức để chứng minh đã thực hiện các biện pháp này trước khi thông báo cho bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này;

      k) Thỏa thuận cụ thể về việc xử lý trong trường hợp bên bảo lãnh trả nợ thay (gồm lãi suất, thời hạn) cho bên được bảo lãnh;

      l) Thỏa thuận về cách thức, nội dung giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo lãnh;

      m) Những thỏa thuận khác phục vụ cho yêu cầu quản lý của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

      2. Khi có sự thay đổi các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, bên được bảo lãnh phải có trách nhiệm thông báo cho bên bảo lãnh xem xét chấp thuận việc điều chỉnh hợp đồng bảo lãnh tín dụng. Hợp đồng bảo lãnh tín dụng được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ khi các bên có liên quan thỏa thuận và thống nhất.

      3. Quỹ bảo lãnh tín dụng xây dựng mẫu hợp đồng bảo lãnh tín dụng đảm bảo tuân thủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và trình Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng phê duyệt.

      Như vậy, bên được bảo lãnh có thể thay đổi các điều khoản trong hợp đồng bảo lãnh nhưng phải thông báo cho Quỹ bảo lãnh xem xét chấp thuận việc điều chỉnh.

      Bảo lãnh vay vốn có được Quỹ bảo lãnh cấp tiền mặt hay không?

      Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định về chứng thư bảo lãnh như sau:

      1. Bảo lãnh vay vốn của bên bảo lãnh được thực hiện bằng văn bản dưới hình thức Chứng thư bảo lãnh.

      2. Nội dung của Chứng thư bảo lãnh bao gồm các nội dung cơ bản sau:

      a) Tên, địa chỉ của bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh;

      b) Ngày phát hành chứng thư bảo lãnh, nghĩa vụ trả nợ gốc, trả nợ lãi;

      c) Điều kiện cụ thể việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

      d) Thời hạn hiệu lực của chứng thư bảo lãnh;

      đ) Các hồ sơ liên quan đến việc đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng của bên nhận bảo lãnh đối với bên bảo lãnh;

      e) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện các nội dung trong chứng thư bảo lãnh; quy định các nội dung liên quan đến nội dung, xử lý giải quyết tranh chấp nếu phát sinh;

      g) Các biện pháp thu hồi nợ bên nhận bảo lãnh phải thực hiện sau khi bên được bảo lãnh không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ cho bên nhận bảo lãnh và phương thức chứng minh đã thực hiện các biện pháp này trước khi thông báo cho bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này;

      h) Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên có liên quan.

      3. Chứng thư bảo lãnh được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ khi các bên có liên quan thỏa thuận và thống nhất cụ thể.

      Theo đó, Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện bảo lãnh vay vốn không cấp tiền mặt mà thực hiện bằng văn bản dưới hình thức Chứng thư bảo lãnh.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn