Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định về việc hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 06/04/2022

Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định về việc hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm? Tôi đang chuẩn bị làm thủ tục hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, xin hỏi hồ sơ như thế nào và cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định này?

    • Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định về việc hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm?
      (ảnh minh họa)
    • Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định về việc hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm?

      Căn cứ Điều 20 Luật Cạnh tranh 2018' onclick="vbclick('5445E', '362503');" target='_blank'> Điều 20 Luật Cạnh tranh 2018 có quy định như sau:

      1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định chấp thuận hoặc quyết định không chấp thuận cho các bên được hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của Luật này; trường hợp không chấp thuận cho các bên được hưởng miễn trừ phải nêu rõ lý do.

      2. Thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ là 60 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ.

      3. Đối với vụ việc phức tạp, thời hạn ra quyết định quy định tại khoản 2 Điều này có thể được Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia gia hạn nhưng không quá 30 ngày. Việc gia hạn phải được thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày hết thời hạn ra quyết định.

      4. Trường hợp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia vi phạm quy định về trình tự, thủ tục và thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ, doanh nghiệp có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

      Như vậy, cơ quan có thẩm quyền quyết định về việc hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

      Thành phần hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

      Căn cứ Khoản 2 Điều 15 Luật này hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm bao gồm:

      a) Đơn theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;

      b) Dự thảo nội dung thỏa thuận giữa các bên;

      c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; bản sao Điều lệ của hiệp hội ngành, nghề đối với trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có sự tham gia của hiệp hội ngành, nghề;

      d) Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;

      đ) Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này kèm theo chứng cứ để chứng minh;

      e) Văn bản ủy quyền của các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm cho bên đại diện (nếu có).

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn