Công tác thông báo và tham vấn đối với vụ việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp quy định thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 07/04/2022

Việc thông báo và tham vấn đối với vụ việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp? Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng biện pháp tự vệ RCEP, chống bán phá gia và chống trợ cấp được quy định mới thế nào?

    • Việc thông báo và tham vấn đối với vụ việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp

      Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 07/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 08/5/2022) quy định về việc thông báo và tham vấn đối với vụ việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp như sau:

      1. Cơ quan điều tra có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho các nước Thành viên trong các trường hợp sau:

      a) Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp;

      b) Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định chấm dứt điều tra;

      c) Cơ quan điều tra ban hành dự thảo kết luận điều tra sơ bộ, dự thảo kết luận điều tra cuối cùng;

      d) Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời, áp dụng hoặc gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp;

      đ) Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định sửa đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời hoặc sửa đổi, bổ sung việc áp dụng, gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp.

      2. Thông báo bằng văn bản theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:

      a) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định RCEP bị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, bao gồm tên gọi, mã hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định RCEP;

      b) Tóm tắt lý do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra;

      c) Ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra và thời kỳ điều tra.

      3. Thông báo bằng văn bản theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này bao gồm:

      a) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định RCEP bị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, bao gồm tên gọi, mã hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định RCEP;

      b) Bằng chứng về thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng do việc gia tăng nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ các nước Thành viên bị điều tra gây ra do việc cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan theo Hiệp định RCEP;

      c) Thông tin mô tả về biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời, biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được đề xuất áp dụng;

      d) Ngày đề xuất áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời, biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, thời hạn dự kiến của biện pháp và lộ trình giảm dần mức độ áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp;

      đ) Bằng chứng cho thấy ngành sản xuất trong nước đang điều chỉnh trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định gia hạn việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp.

      4. Thông báo bằng văn bản theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này bao gồm:

      a) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định RCEP bị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, bao gồm tên gọi, mã hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định RCEP;

      b) Nội dung sửa đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời hoặc sửa đổi, bổ sung việc áp dụng, gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp.

      5. Cơ quan điều tra có nghĩa vụ gửi thông báo bằng văn bản cho các nước Thành viên của Hiệp định RCEP trước khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời.

      6. Cơ quan điều tra có nghĩa vụ cung cấp cho nước Thành viên bản sao hoặc địa chỉ trang thông tin điện tử đăng tải bản công khai của các báo cáo điều tra về vụ việc. Các báo cáo được cung cấp bằng ngôn ngữ Tiếng Việt.

      7. Việc tham vấn theo đề nghị của các bên liên quan trong quá trình điều tra áp dụng hoặc xem xét gia hạn biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.

      Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng biện pháp tự vệ RCEP, chống bán phá gia và chống trợ cấp

      Căn cứ theo Điều 1, Điều 2 Thông tư 07/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 08/5/2022) quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như sau:

      Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

      1. Thông tư này hướng dẫn về việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, biện pháp chống bán phá giá và biện pháp chống trợ cấp trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.

      2. Các quy định tại Thông tư này được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các nước Thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.

      Điều 2. Đối tượng áp dụng

      1. Các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam có thẩm quyền điều tra, áp dụng và xử lý biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.

      2. Các thương nhân, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến việc điều tra, áp dụng và xử lý biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn