Công ty hợp danh có 01 Quản tài viên có được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 21/11/2022

Công ty hợp danh có 01 Quản tài viên có được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản không? Văn phòng đại diện của công ty quản lý, thanh lý tài sản được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản không? Quản tài viên trong hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản có nghĩa vụ gì?

Xin chào ban biên tập, em cùng với một người bạn đang là Quản tài viên muốn thành lập một công ty hợp danh để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản. Vậy cho em hỏi công ty hợp danh có 01 Quản tài viên có được hành nghề không? Xin được giải đáp.

 

    • 1. Công ty hợp danh có 01 Quản tài viên có được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản không?

      Căn cứ Điều 13 Luật Phá sản 2014 ' onclick="vbclick('3A431', '381714');" target='_blank'>Điều 13 Luật Phá sản 2014 quy định doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản như sau:

      1. Các loại doanh nghiệp sau đây được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản:

      a) Công ty hợp danh;

      b) Doanh nghiệp tư nhân.

      2. Điều kiện để doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản:

      a) Công ty hợp danh có tối thiểu hai thành viên hợp danh là Quản tài viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty hợp danh là Quản tài viên;

      b) Doanh nghiệp tư nhân có chủ doanh nghiệp là Quản tài viên, đồng thời là Giám đốc.

      3. Chính phủ quy định chi tiết việc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

      Như vậy, công ty hợp danh muốn hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thì có tối thiểu hai thành viên hợp danh là Quản tài viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty hợp danh là Quản tài viên. Do đó, trường hợp công ty hợp danh có 01 Quản tài viên sẽ không đủ điều kiện hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.

      2. Văn phòng đại diện của công ty quản lý, thanh lý tài sản được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản không?

      Theo Điều 10 Nghị định 22/2015/NĐ-CP' onclick="vbclick('4119B', '381714');" target='_blank'>Điều 10 Nghị định 22/2015/NĐ-CP quy định doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản như sau:

      1. Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thành lập và hoạt động theo hình thức quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Luật Phá sản. Việc thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tuân theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về phá sản.

      2. Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

      Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cử ít nhất 01 Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp mình hành nghề tại chi nhánh.

      Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.

      Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gửi văn bản thông báo cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính; trong trường hợp doanh nghiệp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì doanh nghiệp gửi văn bản thông báo cho Sở Tư pháp nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đó có trụ sở.

      3. Sở Tư pháp lập danh sách chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tại địa phương, công bố trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi báo cáo Bộ Tư pháp.

      Theo đó, văn phòng đại diện của công ty quản lý, thanh lý tài sản sẽ không được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo quy định trên.

      3. Quản tài viên trong hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản có nghĩa vụ gì?

      Tại Điều 7 Nghị định 22/2015/NĐ-CP' onclick="vbclick('4119B', '381714');" target='_blank'>Điều 7 Nghị định 22/2015/NĐ-CP quy định nghĩa vụ của Quản tài viên trong hoạt động hành nghề như sau:

      1. Tuân thủ nguyên tắc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản quy định tại Điều 2 của Nghị định này.

      2. Chịu trách nhiệm về hoạt động nghề nghiệp của mình theo quy định của pháp luật về phá sản.

      3. Ký báo cáo, văn bản về kết quả thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về phá sản.

      4. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật đối với trường hợp Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân.

      5. Báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hành nghề về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

      6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Phá sản và pháp luật có liên quan.

      Như vậy, Quản tài viên trong hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản có nghĩa vụ được quy định trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn