Doanh nghiệp độc quyền là gì?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 25/09/2018

Tôi thương nghe người ta nhắc đến rất nhiều về thuật ngữ doanh nghiệp độc quyền. Nhưng cụ thể doanh nghiệp độc quyền là như thế nào, được hiểu như thế nào cho đúng thì tôi chưa được tỏ tường. Do đó, cần nhờ các bạn tư vấn giúp nhé. Rất mong nhận được sự phản hồi trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn rất nhiều!

    • Theo quy định của pháp luật hiện nay thì không ghi nhận hoặc giải thích về thuật ngữ "Doanh nghiệp độc quyền".

      Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu "Doanh nghiệp độc quyền" là "Doanh nghiệp có vị trí độc quyền" theo quy định tại Luật Cạnh tranh.

      Theo đó:

      - Luật Cạnh tranh 200 4 quy định: Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.

      - Luật Cạnh tranh 2018 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018) quy định: Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.

      Như vậy chúng ta có thể giải thích thuật ngữ doanh nghiệp độc quyền như sau: Doanh nghiệp độc quyền là doanh nghiệp doanh nghiệp chiếm vị trí độc tôn và không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.

      Theo đó, doanh nghiệp độc quyền sẽ kiểm soát trọn vẹn giá cả sản phẩm để thu lợi nhuận tối đa và ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh khác thâm nhập thị trường.

      Tuy nhiên, theo quy định tại Luật Cạnh tranh 2018 thì pháp luật cấm các doanh nghiệp độc quyền thực hiện các hành vi:

      - Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

      - Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

      - Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

      - Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

      - Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng;

      - Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;

      - Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.

      Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn