Doanh nghiệp xã hội theo quy định của pháp luật?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2016

Doanh nghiệp xã hội là một trong những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2014. Vậy doanh nghiệp xã hội thành lập dựa trên những tiêu chí nào, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội được pháp luật quy định ra sao?

    • Các tiêu chí thành lập doanh nghiệp xã hội

      Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

      - Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.

      - Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng.

      - Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

      Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

      Ngoài các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp quy định tại Điều 7, 8 Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp xã hội có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

      - Duy trì mục tiêu và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014 trong suốt quá trình hoạt động; trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động muốn chuyển thành doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp xã hội muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật.

      - Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;

      - Được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp;

      - Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;

      - Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

      Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội.

      Căn cứ pháp lý: Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn