Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu được quy định như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 09/08/2017

Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Phương Linh, sống tại Tp.HCM. Hiện nay tôi đang làm việc trong lĩnh vực doanh nghiệp. Tôi đang tìm kiếm một số nội dung pháp lý về việc cổ phần hóa. Nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi: Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)     

    • Theo quy định tại Điều 22 Thông tư 127/2014/TT-BTC hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì:

      Giá trị thực tế phần vốn nhà nước theo phương pháp dòng tiền chiết khấu được xác định theo công thức sau:

      Giá trị thực tế phần vốn nhà nước

      =

      +

      Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất đã được giao, hoặc chênh lệch về tiền thuê đất của số năm thuê đất đã trả tiền còn lại ghi tăng vốn nhà nước

      Trong đó:

      1. Các chỉ tiêu và xác định các chỉ tiêu

      : là Giá trị hiện tại của cổ tức năm thứ i

      : là Giá trị hiện tại của phần vốn Nhà nước năm thứ n

      i: thứ tự các năm kế tiếp kể từ năm xác định giá trị doanh nghiệp (i:1→n).

      Di: Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức năm thứ i.

      n: Là số năm tương lai được lựa chọn (3-5 năm).

      Pn: Giá trị phần vốn nhà nước năm thứ n và được xác định theo công thức:

      Dn+1: Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức dự kiến của năm thứ n+1

      K: Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hoàn vốn cần thiết của các nhà đầu tư khi mua cổ phần và được xác định theo công thức:

      K = Rf + Rp

      Rf: Tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro, chỉ tiêu này được tính bằng lãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm đã phát hành ở thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

      Rp: Tỷ lệ phụ phí rủi ro khi đầu tư mua cổ phần của các công ty ở Việt Nam, chỉ tiêu này được xác định theo bảng chỉ số phụ phí rủi ro chứng khoán quốc tế tại niên giám định giá hoặc do các công ty định giá xác định cho từng doanh nghiệp nhưng không vượt quá tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro (Rf).

      g: Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của cổ tức và được xác định như sau:

      g = b x R

      Trong đó: b là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế để lại bổ sung vốn.

      R là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của các năm tương lai.

      2. Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo quy định tại khoản 9 Điều 18 Thông tư này.

      Ví dụ minh họa xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu theo hướng dẫn tại Phụ lục số 3, 3a, 3b kèm theo Thông tư này.

      Điều 22. Xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu

      1. Giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu được xác định như sau:

      Giá trị thực tế doanh nghiệp

      =

      Giá trị thực tế phần vốn nhà nước

      +

      Nợ thực tế phải trả

      +

      Nguồn kinh phí sự nghiệp

      Trong đó:

      Nợ thực tế phải trả = Tổng nợ phải trả trên sổ kế toán trừ (-) Giá trị các khoản nợ không phải thanh toán cộng (+) Giá trị quyền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước của diện tích đất nhận giao, chuyển mục đích sử dụng đất giao xác định theo quy định tại khoản 9 Điều 18 của Thông tư này.

      2. Chênh lệch tăng giữa giá trị thực tế phần vốn nhà nước theo phương pháp dòng tiền chiết khấu và giá trị vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, thông qua việc mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển thành tài sản của công ty cổ phần được đầu tư bằng vốn của các cổ đông. Công ty cổ phần được hạch toán phân bổ dần vào chi phí kinh doanh được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian không quá 10 năm kể từ thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chính thức chuyển sang công ty cổ phần.

      Trên đây là nội dung tư vấn về giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 127/2014/TT-BTC.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 22 Thông tư 127/2014/TT-BTC Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn