Hộ gia đình không có người đại diện theo pháp luật được là thành viên của hợp tác xã không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 01/11/2022

Hộ gia đình không có người đại diện theo pháp luật được là thành viên của hợp tác xã không? Thành viên hợp tác xã là hộ gia đình không có người đại diện theo pháp luật thì có bị chấm dứt tư cách thành viên không? Hộ gia đình là thành viên hợp tác xã có nghĩa vụ gì?

Xin chào ban biên tập, hộ gia đình tôi do ba tôi làm chủ hộ, vừa qua ba tôi mới qua đời nên chưa có bầu được chủ hộ mới thì có thể tham gia vào một hợp tác xã sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp thì được không? Nếu được làm thành viên hợp tác xã mà sau này hộ gia đình tôi không có người đại diện là chủ hộ nữa thì có bị chấm dứt tư các thành viên không? Xin được giải đáp.

    • Hộ gia đình không có người đại diện theo pháp luật được là thành viên của hợp tác xã không?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Hộ gia đình không có người đại diện theo pháp luật được là thành viên của hợp tác xã không?

      Căn cứ Điều 13 Luật hợp tác xã 2012 ' onclick="vbclick('2548C', '379753');" target='_blank'>Điều 13 Luật hợp tác xã 2012 quy định điều kiện trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên như sau:

      1. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

      a) Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam.

      Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;

      b) Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;

      c) Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;

      d) Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này và điều lệ hợp tác xã;

      đ) Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.

      2. Hợp tác xã trở thành thành viên liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

      a) Có nhu cầu hợp tác với các hợp tác xã thành viên và có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của liên hiệp hợp tác xã;

      b) Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của liên hiệp hợp tác xã;

      c) Góp vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này và điều lệ liên hiệp hợp tác xã;

      d) Điều kiện khác theo quy định của điều lệ liên hiệp hợp tác xã.

      3. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thể là thành viên của nhiều hợp tác xã; hợp tác xã có thể là thành viên của nhiều liên hiệp hợp tác xã trừ trường hợp điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quy định khác.

      4. Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục trở thành thành viên hợp tác xã đối với pháp nhân Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.

      Như vậy, một trong những điều kiện để hộ gia đình làm thành viên hợp tác xã là phải có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp của anh/chị thì do ba của anh/chị là chủ hộ gia đình mới qua đời, vẫn chưa bầu ra được chủ hộ mới thì không đủ điều kiện tham gia vào hợp tác xã. Hộ gia đình anh/chị nên hoàn tất các thủ tục bầu ra chủ hộ mới để có thể xin gia nhập hợp tác xã theo quy định.

      2. Thành viên hợp tác xã là hộ gia đình không có người đại diện theo pháp luật thì có bị chấm dứt tư cách thành viên không?

      Theo Điều 16 Luật hợp tác xã 2012' onclick="vbclick('2548C', '379753');" target='_blank'>Điều 16 Luật hợp tác xã 2012 quy định chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên như sau:

      1. Tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên bị chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

      a) Thành viên là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị kết án phạt tù theo quy định của pháp luật;

      b) Thành viên là hộ gia đình không có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; thành viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản; hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản;

      c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản;

      d) Thành viên, hợp tác xã thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

      đ) Thành viên, hợp tác xã thành viên bị khai trừ theo quy định của điều lệ;

      e) Thành viên, hợp tác xã thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 03 năm. Đối với hợp tác xã tạo việc làm, thành viên không làm việc trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 02 năm;

      g) Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên không góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong điều lệ;

      h) Trường hợp khác do điều lệ quy định.

      2. Thẩm quyền quyết định chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên được thực hiện như sau:

      a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều này thì hội đồng quản trị quyết định và báo cáo đại hội thành viên gần nhất;

      b) Đối với trường hợp quy định tại điểm đ, g và h khoản 1 Điều này thì hội đồng quản trị trình đại hội thành viên quyết định sau khi có ý kiến của ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.

      3. Việc giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ đối với thành viên, hợp tác xã thành viên trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên thực hiện theo quy định của Luật này và điều lệ.

      Theo đó, thành viên hợp tác xã là hộ gia đình không có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật thì sẽ bị chấm dứt tư các thành viên.

      3. Hộ gia đình là thành viên hợp tác xã có nghĩa vụ gì?

      Tại Điều 15 Luật hợp tác xã 2012' onclick="vbclick('2548C', '379753');" target='_blank'>Điều 15 Luật hợp tác xã 2012 quy định nghĩa vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên như sau:

      1. Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo hợp đồng dịch vụ.

      2. Góp đủ, đúng thời hạn vốn góp đã cam kết theo quy định của điều lệ.

      3. Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

      4. Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

      5. Tuân thủ điều lệ, quy chế của hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, nghị quyết đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên và quyết định của hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

      6. Nghĩa vụ khác theo quy định của điều lệ.

      Như vậy, hộ gia đình là thành viên hợp tác xã có những nghĩa vụ quy định trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn