Khái niệm chứng cứ theo Luật Cạnh tranh hiện hành

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 08/10/2018

Ở nước ta có nhiều lĩnh vực tố tụng khác nhau, bao gồm cả tổ tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, tố tụng cạnh tranh. Mỗi lĩnh vực lại có những quy định khác nhau. Xin cho hỏi, đối với lĩnh vực tố tụng cạnh tranh thì khái niệm chứng cứ được giải thích như thế nào và được xác định từ các nguồn nào theo quy định hiện hành?

    • Trong quá trình tố tụng thì chứng cứ là một phần đặc biệt quan trong để xác định có hay không có hành vi đó xảy ra cũng như các yếu tố lỗi của các hành vi được thực hiện. Và trong tố tụng cạnh tranh thì chứng cứ cũng là một phần không thể thiếu để thực hiện giải quyết vụ việc cạnh tranh.

      Theo đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 60 Luật Cạnh tranh 2004 thì chứng cứ là những gì có thật, được điều tra viên, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh tại Luật Cạnh tranh 2004.

      Chứng cứ được xác định từ các nguồn sau đây:

      - Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện vi phạm, tiền và những vật khác có giá trị chứng minh hành vi vi phạm quy định của Luật này;

      - Lời khai của người làm chứng, giải trình của tổ chức, cá nhân liên quan;

      - Tài liệu gốc, bản sao tài liệu gốc, bản dịch tài liệu gốc được công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận;

      - Kết luận giám định.

      Việc xác định chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh được hướng dẫn cụ thể tại Mục 5 Chương 3 Nghị định 116/2005/NĐ-CP.

      Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn