Khi nào thì doanh nghiệp phải tự dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 24/08/2019

Tôi được biết là công ty sẽ có mức trích lập dự phòng đối với các khoản nợ phải thu khó đòi, tuy nhiên tôi muốn biết có trường hợp nào thì một công ty phải tự ước tính mức trích lập đó không? Mong nhận được sự tư vấn từ các bạn!

    • Căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC (có hiệu lực từ 10/10/2019) có nội dung quy định cụ thể về trường hợp doanh nghiệp phải tự trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi, cụ thể như sau:

      Đối với các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định tổ chức kinh tế đã phá sản, đã mở thủ tục phá sản, đã bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh; đối tượng nợ đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đang mắc bệnh hiểm nghèo (có xác nhận của bệnh viện) hoặc đã chết hoặc khoản nợ đã được doanh nghiệp yêu cầu thi hành án nhưng không thể thực hiện được do đối tượng nợ bỏ trốn khỏi nơi cư trú; khoản nợ đã được doanh nghiệp khởi kiện đòi nợ nhưng bị đình chỉ giải quyết vụ án thì doanh nghiệp tự dự kiến mức tổn thất không thu hồi được (tối đa bằng giá trị khoản nợ đang theo dõi trên sổ kế toán) để trích lập dự phòng.

      Trên đây là nội dung quy định về vấn đề bạn thắc mắc.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn