Làm giấy chủ quyền nhà

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 13/09/2016

Xin chào luật sư. Xin luật sư tư vấn giúp tôi Năm 1985, mẹ tôi mất ba tôi có làm tờ khai di sản thừa kế ghi tên anh chị  tôi. Sau đó, ba và anh chị  tôi đi nước ngoài còn tôi thì ở lại Việt Nam. Ba tôi có làm giấy ủy quyền quản lý nhà đất cho tôi, trong giấy ủy quyền ghi chỉ cho phép quản lý vì thuộc diện vắng người thừa kế. Giấy ủy quyền được làm dựa trên tờ mua bán nhà có đăng ký trước bạ nhưng chưa làm giấy chủ quyền nhà. Hiện nay, ba tôi đã mất, tôi đang định cư ở nước ngoài nhưng vẫn còn quốc tịch VN. Tôi muốn làm giấy chủ quyền nhà nhưng tôi chỉ có các giấy tờ: - Giấy ủy quyền cho tôi quản lý nhà đất (chỉ cho quản lý vì thuộc diện vắng người thừa kế nhà). - Tờ đăng ký nhà đất năm 1999 do con tôi đứng tên đăng ký Các giấy tờ khác như  tờ mua bán nhà, giấy chứng tử của mẹ tôi, tờ khai di sản do ba tôi khai  đã bị mất. Xin cho tôi hỏi, tôi muốn làm giấy chủ quyền nhà thì phải làm sao? Xin cám ơn luật sư

    • - Nếu thời điểm khai nhận di sản thừa kế của mẹ bạn mà tất cả các thừa kế của mẹ bạn đều nhường quyền thừa kế cho anh bạn và chị bạn thì nhà đất đó là tài sản thuộc quyền sở hữu của anh bạn và chị bạn (người đứng tên trong văn bản khai nhận thừa kế);

      - Nếu nội dung văn bản thừa kế chưa thể hiện là nhường quyền thừa kế cho ai thì nhà đất đó là tài sản chung của cha bạn và các anh, chị em bạn và bạn;

      - Đối với phần di sản của cha bạn, nếu cha bạn qua đời không để lại di chúc thì phần di sản do cha bạn để lại sẽ thuộc về các thừa kế của cha bạn theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật dân sự: Ông bà nội bạn (nếu còn sống) và các anh, chị, em bạn và bạn.

      - Nếu bạn là người VN định cư ở nước ngoài và muốn đứng tên nhà đất ở VN thì phải thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 121 Luật đất đai và Điều 126 Luật nhà ở, cụ thể như sau:

      Điều 126 Luật nhà ở: "Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

      1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:

      a) Người có quốc tịch Việt Nam;

      b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.

      2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.”

      - Luật đất đai:

      “Điều 121. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

      1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng quy định tại Điều 126 của Luật nhà ở có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

      2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

      a) Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 105 và Điều 107 của Luật này;

      b) Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 của Luật này. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;

      c) Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

      d) Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật Việt Nam;

      đ) Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng.”

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn