Luật sư có được cam kết bảo đảm kết quả vụ việc với khách hàng hay không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 22/12/2022

Luật sư có được cam kết bảo đảm kết quả vụ việc với khách hàng hay không? Luật sư tham gia thành lập từ hai tổ chức hành nghề luật sư sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Quy tắc luật sư phải giữ bí mật thông tin cho khách hàng được quy định như thế nào?

Chào anh chị, cho tôi hỏi sắp tới tôi có việc cần nhờ luật sư giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai ở nhà tôi, để nắm chắc phần thắng, tôi có được yêu cầu luật sư phải cam kết kết quả giải quyết vụ việc không?

Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

    • Luật sư có được cam kết bảo đảm kết quả vụ việc với khách hàng hay không?

      Tại Quy tắc 9 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019' onclick="vbclick('69475', '384930');" target='_blank'>Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 có quy định về những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng như sau:

      9.1. Nhận, chiếm giữ, sử dụng tiền, tài sản của khách hàng trái với thỏa thuận giữa luật sư và khách hàng.

      9.2. Gợi ý, đặt điều kiện để khách hàng tặng cho tài sản hoặc lợi ích khác cho luật sư hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của luật sư.

      9.3. Nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích nào khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện công việc gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng.

      9.4. Tạo ra hoặc lợi dụng các tình huống xấu, những thông tin sai sự thật, không đầy đủ hoặc bất lợi cho khách hàng để gây áp lực nhằm tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc có được lợi ích khác từ khách hàng.

      9.5. Sử dụng thông tin biết được từ vụ việc mà luật sư đảm nhận để mưu cầu lợi ích không chính đáng.

      9.6. Thông tin trực tiếp cho khách hàng hoặc dùng lời lẽ, hành vi ám chỉ để khách hàng biết về mối quan hệ cá nhân của luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác nhằm mục đích gây niềm tin với khách hàng về hiệu quả công việc hoặc nhằm mục đích bất hợp pháp khác.

      9.7. Cố ý đưa ra những thông tin làm cho khách hàng nhầm lẫn về khả năng và trình độ chuyên môn của mình để tạo niềm tin cho khách hàng ký kết hợp đồng.

      9.8. Hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc về những nội dung nằm ngoài khả năng, điều kiện thực hiện của luật sư.

      9.9. Lợi dụng nghề nghiệp để quan hệ tình cảm nam nữ bất chính với khách hàng.

      9.10. Lạm dụng các chức danh khác ngoài danh xung luật sư trong hoạt động hành nghề để mưu cầu lợi ích trái pháp luật.

      Theo Điều 5 Luật Luật sư 2006 quy định nguyên tắc hành nghề luật sư như sau:

      1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

      2. Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

      3. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.

      4. Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

      5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.

      Căn cứ theo quy định hiện hành, luật sư không được cam kết bảo đảm kết quả vụ việc với khách hàng. Việc Luật sư cam kết kết quả vụ việc với khách hàng là vi phạm quy tắc đạo đức, vi phạm quy định pháp luật về hành nghề Luật sư.

      Hình từ Internet

      Luật sư tham gia thành lập từ hai tổ chức hành nghề luật sư sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

      Tại Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('5FDA3', '384930');" target='_blank'>Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP có quy định về hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động hành nghề luật sư như sau:

      1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

      a) Không tham gia hoặc tham gia không đầy đủ nghĩa vụ bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;

      b) Thông báo không đúng thời hạn cho Đoàn luật sư về việc đăng ký hành nghề, thay đổi nội dung đăng ký hành nghề.

      2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

      a) Thông báo không đầy đủ cho khách hàng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của mình trong việc thực hiện dịch vụ pháp lý;

      b) Không đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hành nghề với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không thông báo cho Đoàn luật sư về việc đăng ký hành nghề, thay đổi nội dung đăng ký hành nghề.

      3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

      a) Cung cấp dịch vụ pháp lý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ngoài cơ quan, tổ chức mà luật sư đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên;

      b) Thành lập hoặc tham gia thành lập từ hai tổ chức hành nghề luật sư trở lên;

      c) Làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức khác bằng hình thức luật sư hành nghề với tư cách cá nhân ngoài tổ chức hành nghề luật sư mà luật sư đã thành lập, tham gia thành lập hoặc đã ký hợp đồng lao động;

      d) Hành nghề luật sư không đúng hình thức hành nghề theo quy định;

      Tại Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('5FDA3', '384930');" target='_blank'>Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP có quy định về quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:

      1. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong các lĩnh vực: hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình là 30.000.000 đồng.

      2. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong các lĩnh vực: thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã là 40.000.000 đồng.

      3. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp là 50.000.000 đồng.

      4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

      5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.

      6. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương VIII Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.

      ...

      8. Hình thức xử phạt bổ sung:

      a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và g khoản 3, điểm a khoản 5 Điều này;

      b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, các điểm c, d và e khoản 6, khoản 7 Điều này;

      c) Tịch thu tang vật là chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài, giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng, văn bản thông báo người bào chữa bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.

      9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;

      b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 3, các điểm b và c khoản 4, khoản 5, các điểm a, b, d và đ khoản 6, các điểm d và e khoản 7 Điều này.

      Theo đó, trong trường hợp luật sư tham gia thành lập từ hai tổ chức hành nghề luật sư sẽ bị xử phạt từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, luật sư còn có thể bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư từ 01 tháng đến 03 tháng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

      Quy tắc luật sư phải giữ bí mật thông tin cho khách hàng được quy định như thế nào?

      Tại Quy tắc 7 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019' onclick="vbclick('69475', '384930');" target='_blank'>Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 có quy định về quy tắc giữ bí mật thông tin cho khách hàng như sau:

      7.1. Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý và sau khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật.

      7.2. Luật sư có trách nhiệm yêu cầu các đồng nghiệp có liên quan và nhân viên trong tổ chức hành nghề của mình cam kết không tiết lộ những bí mật thông tin mà họ biết được và luật sư có trách nhiệm giải thích rõ nếu tiết lộ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

      Trên đây là quy tắc giữ bí mật thông tin cho khách hàng đối với Luật sư.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn