Người đại diện phần vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước được quy định như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 23/12/2022

Người đại diện phần vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước được quy định như thế nào? Tiêu chuẩn, điều kiện người đại diện phần vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước là gì? Quyền, trách nhiệm của Người đại diện phần vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước như thế nào?

Nhờ tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.

    • Người đại diện phần vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước được quy định như thế nào?

      Tại Điều 55 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP' onclick="vbclick('5A81C', '384823');" target='_blank'>Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về Người đại diện phần vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước như sau:

      1. Người đại diện được SCIC cử, ủy quyền làm đại diện một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của SCIC tại doanh nghiệp để thực hiện toàn bộ hoặc một số quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của cổ đông Nhà nước hoặc thành viên góp vốn tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và quy định của SCIC, bao gồm:

      a) Người đại diện là cán bộ SCIC, được SCIC cử, ủy quyền làm Người đại diện kiêm nhiệm hoặc làm Người đại diện chuyên trách tại doanh nghiệp;

      b) Người đại diện là cán bộ doanh nghiệp được SCIC cử, ủy quyền làm Người đại diện hoặc được SCIC kế thừa khi nhận bàn giao doanh nghiệp;

      c) Người đại diện là người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử làm Người đại diện kiêm nhiệm tại doanh nghiệp trước khi chuyển giao vốn cho SCIC và được SCIC kế thừa làm Người đại diện theo quy định của pháp luật;

      d) Các trường hợp khác theo Quy chế Người đại diện của SCIC.

      2. Trường hợp SCIC cử nhiều Người đại diện tại một doanh nghiệp thì phải quy định cụ thể tỷ lệ vốn cho từng người nắm giữ và phân công người phụ trách chung.

      3. Thời hạn ủy quyền Người đại diện không quá 05 năm và phù hợp với nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của doanh nghiệp có vốn đầu tư của SCIC. Trường hợp Người đại diện được ủy quyền vào giữa nhiệm kỳ Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên doanh nghiệp thì thời hạn ủy quyền Người đại diện phải phù hợp với thời hạn còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của doanh nghiệp đó.

      4. Việc cử, bãi miễn, thôi làm Người đại diện, chấm dứt ủy quyền Người đại diện, đánh giá Người đại diện, các hình thức xử lý vi phạm đối với Người đại diện theo quy định của pháp luật, Quy chế Người đại diện của SCIC.

      Hình từ Internet

      Tiêu chuẩn, điều kiện người đại diện phần vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước là gì?

      Tại Điều 56 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP' onclick="vbclick('5A81C', '384823');" target='_blank'>Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn, điều kiện người đại diện phần vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước như sau:

      1. Công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.

      2. Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có đủ năng lực hành vi dân sự, đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

      3. Hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật.

      4. Có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của vị trí, chức danh được cử làm người đại diện.

      5. Không trong thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, xem xét xử lý kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử, chấp hành hình phạt tù, thi hành quyết định kỷ luật.

      6. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của doanh nghiệp.

      7. Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật và Quy chế người đại diện của SCIC.

      Quyền, trách nhiệm của Người đại diện phần vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước như thế nào?

      Tại Điều 57 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP' onclick="vbclick('5A81C', '384823');" target='_blank'>Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về quyền, trách nhiệm của Người đại diện phần vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước như sau:

      1. Quyền của Người đại diện:

      a) Thực hiện các quyền đại diện chủ sở hữu vốn theo ủy quyền của SCIC;

      b) Được tham gia ứng cử vào bộ máy quản lý, điều hành của doanh nghiệp có vốn góp theo quy định của quy chế người đại diện, hợp đồng ủy quyền đại diện vốn giữa người đại diện với SCIC và các quy định của pháp luật liên quan;

      c) Giám sát, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng liên quan đến phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, Quy chế Người đại diện của SCIC;

      d) Được hưởng thù lao, thưởng theo quy định của pháp luật, Quy chế Người đại diện của SCIC;

      đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật, Quy chế Người đại diện của SCIC.

      2. Trách nhiệm của Người đại diện:

      a) Báo cáo, xin ý kiến doanh nghiệp đã cử người đại diện trước khi tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về các vấn đề sau đây:

      - Ngành, nghề kinh doanh, mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất, kinh doanh;

      - Ban hành điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ; tăng hoặc giảm vốn điều lệ; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc;

      - Phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp;

      - Tổ chức lại, giải thể, phá sản;

      - Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.

      b) Báo cáo kịp thời về việc công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành nhiệm vụ được giao và những trường hợp sai phạm khác;

      c) Định kỳ hằng quý, hằng năm và đột xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tổng hợp, báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính và kiến nghị giải pháp;

      d) Yêu cầu công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên kịp thời nộp về SCIC khoản lợi nhuận, cổ tức được chia tương ứng với phần vốn SCIC đầu tư tại công ty;

      đ) Không được tiếp tục làm người đại diện khi thực hiện không đúng quyền, trách nhiệm được giao hoặc không còn đáp ứng tiêu chuẩn của người đại diện;

      e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm gây tổn thất vốn của doanh nghiệp;

      g) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Quy chế Người đại diện của SCIC.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn