Người đại diện theo pháp luật trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là giám đốc được không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 03/08/2022

Người đại diện theo pháp luật trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là giám đốc được không? Chủ tịch Ủy ban kiểm toán công ty cổ phần có cổ phần trong công ty được không? Công ty con được tham gia đấu thầu với gói thầu do công ty mẹ là chủ đầu tư không?

    • 1. Người đại diện theo pháp luật trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là giám đốc được không?

      Chúng tôi là tổ chức dự tính thành lập công ty MTV hoạt động theo mô hình có: Chủ tịch công ty, Giám đốc, nhân sự dưới có khoảng 8 người. Do đó tôi muốn hỏi để cho giám đốc là người đại diện theo pháp luật công ty được không?

      Trả lời:

      Căn cứ Khoản 3 Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2020' onclick="vbclick('68525', '371179');" target='_blank'>Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

      - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

      + Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

      + Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

      - Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.

      Như vậy, đối chiếu quy định trên thì tổ chức dự định thành lập công ty cơ cấu tổ chức là Chủ tịch và giám đốc thì người đại diện theo pháp luật được quy định trong điều lệ, nghĩa là có thể là Chủ tịch hoặc giám đốc công ty đều được. Chỉ khi trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch công ty sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty.

      2. Chủ tịch Ủy ban kiểm toán công ty cổ phần có cổ phần trong công ty được không?

      Tôi hiện đang có 5% cổ phần ưu đãi biểu quyết và 10% cổ phần phổ thông trong một công ty cổ phần. Tôi hiện đang muốn làm Chủ tịch Ủy ban kiểm toán công ty liệu có được hay không?

      Trả lời:

      Theo quy định tại Khoản 1 Điều 161 Luật Doanh nghiệp 2020' onclick="vbclick('68525', '371179');" target='_blank'>Điều 161 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Ủy ban kiểm toán như sau:

      Ủy ban kiểm toán là cơ quan chuyên môn thuộc Hội đồng quản trị. Ủy ban kiểm toán có từ 02 thành viên trở lên. Chủ tịch Ủy ban kiểm toán phải là thành viên độc lập Hội đồng quản trị. Các thành viên khác của Ủy ban kiểm toán phải là thành viên Hội đồng quản trị không điều hành.

      Như vậy, theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban kiểm toán phải là thành viên độc lập của Hội đồng quản trị.

      Theo quy định tại Khoản 2 Điều 155 Luật Doanh nghiệp 2020' onclick="vbclick('68525', '371179');" target='_blank'>Điều 155 Luật Doanh nghiệp 2020 về tiêu chuẩn của thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị như sau:

      - Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó;

      - Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định;

      - Không phải là người có vợ hoặc chồng, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;

      - Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty;

      - Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó, trừ trường hợp được bổ nhiệm liên tục 02 nhiệm kỳ.

      Như vậy, điều kiện để của thành viên độc lập không được sở hữu quá 01% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Mà hiện anh đang sở hữu 5% cổ phần ưu đãi biểu quyết và 10% cổ phần phổ thông nên không đủ điều kiện để làm thành viên độc lập của HĐQT. Nên sẽ không được làm Chủ tịch Ủy ban kiểm toán công ty.

      3. Công ty con được tham gia đấu thầu với gói thầu do công ty mẹ là chủ đầu tư không?

      Công ty mẹ của chúng tôi chuẩn bị đấu thầu cung cấp vật liệu xây dựng để xây dựng chung cư cao cấp. Chúng tôi là công ty con cũng hoạt động trong lĩnh vực cung cấp vật liệu xây dựng trên. Vậy khi công ty mẹ tiến hành đấu thầu công ty tôi có thể tham gia được hay không? Công ty mẹ sở hữu 51% cổ phần công ty chúng tôi.

      Trả lời:

      Căn cứ vào Khoản 4 Điều 2 Nghị định 63/2014/NĐ-CP' onclick="vbclick('39FA9', '371179');" target='_blank'>Điều 2 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về việc bảo đảm tính cạnh tranh trong đấu thầu như sau:

      Nhà thầu được đánh giá độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu khác; với nhà thầu tư vấn; với chủ đầu tư, bên mời thầu quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 6 của Luật Đấu thầu khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

      - Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp;

      - Nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau;

      - Nhà thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế;

      - Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên.

      Như vậy để được tham gia đấu thầu thì phải bảo đảm được tính độc lập giữa các bên tham gia đấu thầu. Trong đó có quy định chủ đầu tư không được có cổ phần hoặc góp vốn trên 30% của nhau.

      Theo Khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020' onclick="vbclick('68525', '371179');" target='_blank'>Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công ty mẹ, công ty con như sau:

      Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      - Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;

      - Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

      - Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

      Với trường hợp công ty mẹ đang sở hữu tới 51% cổ phần của công ty con thì đã có sự chi phối, kiểm soát. Vì vậy, sẽ không đủ các điều kiện về tính độc lập theo quy định. Nên khi công ty mẹ thực hiện đấu thầu thì do công ty bạn là công ty con nên sẽ không được tham gia đấu thầu.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn