Nguyên tắc hạch toán kế toán khi chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 20/08/2022

Nguyên tắc hạch toán kế toán khi chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần? Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ xử lý tài chính trước thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần?

    • 1. Nguyên tắc hạch toán kế toán khi chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần?

      Tại Điều 4 Thông tư 26/2021/TT-BTC nguyên tắc hạch toán kế toán khi chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần như sau:

      1. Các hoạt động liên quan đến xử lý tài chính để xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi phải được hạch toán đầy đủ trên sổ sách kế toán của đơn vị. Căn cứ hồ sơ, chứng từ liên quan đến kết quả xử lý tài chính khi xác định giá trị đơn vị để chuyển đổi, đơn vị thực hiện hạch toán theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành.

      2. Trên cơ sở số liệu đã hạch toán phản ánh đầy đủ vào sổ sách kế toán, đơn vị phải lập báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp tại thời điểm xác định giá trị đơn vị và thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

      3. Kết quả xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập và số liệu đánh giá lại giá trị tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập cho mục đích chuyển đổi không phải điều chỉnh vào sổ sách kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp mà được dùng làm căn cứ để lập báo cáo tình hình tài chính theo khuôn mẫu doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Thông tư này.

      2. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ xử lý tài chính trước thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần?

      Tại Điều 5 Thông tư 26/2021/TT-BTC phương pháp kế toán một số nghiệp vụ xử lý tài chính trước thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần như sau:

      1. Trường hợp phát sinh tài sản thiếu mà tài sản hình thành từ nguồn NSNN, nguồn viện trợ không hoàn lại, nguồn vay nợ nước ngoài; nguồn phí khấu trừ, để lại phải xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xử lý, bồi thường vật chất theo quy định hiện hành.

      - Căn cứ vào kết quả kiểm kê, biên bản xác định TSCĐ thiếu, kế toán ghi giảm TSCĐ:

      Nợ TK 138- Phải thu khác (1388) (giá trị còn lại)

      Nợ TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ (giá trị hao mòn lũy kế)

      Có TK 211- TSCĐ hữu hình (nguyên giá).

      - Khi có quyết định xử lý, căn cứ từng trường hợp thu hồi cụ thể, ghi:

      Nợ các TK 111, 112, 334, 154,...

      Có TK 138- Phải thu khác (1388)

      Đồng thời kết chuyển phần giá trị còn lại, ghi:

      Nợ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611, 36621, 36631)

      Có các TK 511, 512, 514

      Đồng thời, ghi:

      Nợ TK 421 - Thặng dư (thâm hụt) lũy kế

      Có TK 43141 - Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

      2. Đối với các khoản chi phí của các dự án không được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chưa hình thành hiện vật, không có giá trị thu hồi

      a) Căn cứ văn bản xác định các khoản chi phí của các dự án do NSNN cấp không được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, kế toán lập chứng từ:

      - Ghi giảm chi phí:

      Nợ TK 138- Phải thu khác (1388)

      Có TK 611, 241...

      - Đồng thời, ghi giảm kinh phí đã nhận:

      Nợ các TK 511, 512, 3664,...

      Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước khác (3338)

      - Đồng thời ghi giảm số quyết toán với NSNN, ghi:

      Có âm các TK 008, 009, 012,... (tùy theo nguồn kinh phí được cấp).

      b) Phần xác định được trách nhiệm bồi hoàn: Căn cứ chứng từ nộp tiền hoặc chứng từ có liên quan, kế toán ghi:

      Nợ các TK 111, 112, 334,...

      Có TK 138- Phải thu khác (1388).

      c) Phần tổn thất được ghi vào chi phí hoạt động của đơn vị, kế toán ghi:

      Nợ TK 154, 811...

      Có TK TK 138- Phải thu khác (1388).

      d) Đơn vị nộp hoàn trả NSNN, căn cứ chứng từ nộp đã có xác nhận của KBNN, kế toán ghi:

      Nợ TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước khác (3338)

      Có các TK 111, 112.

      3. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi không kế thừa các khoản đầu tư tài chính thì báo cáo Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh để xử lý như sau:

      - Nếu chuyển giao khoản đầu tư tài chính cho đơn vị khác, căn cứ hồ sơ bàn giao, kế toán ghi:

      Nợ các TK 421, 43141,...

      Có TK 121- Đầu tư tài chính.

      - Nếu chuyển nhượng khoản đầu tư tài chính cho các nhà đầu tư khác theo quy định của pháp luật, căn cứ chứng từ chuyển tiền, kế toán ghi:

      Nợ các TK 111, 112

      Có TK 121- Đầu tư tài chính.

      4. Chi phí thuê kiểm toán báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị, đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi hạch toán vào chi phí hoạt động trong kỳ (không xác định là chi phí chuyển đổi), kế toán ghi:

      Nợ TK 811- Chi phí khác

      Có các TK 111, 112, 331, ...

      5. Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh khác liên quan đến hoạt động xử lý tài chính trước thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện hạch toán theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 4 Thông tư 26/2021/TT-BTC Tải về
    • Điều 5 Thông tư 26/2021/TT-BTC Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn