Nội dung biển hiệu doanh nghiệp có cần đúng với giấy đăng ký kinh doanh không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 07/12/2022

Nội dung biển hiệu doanh nghiệp có cần đúng với giấy đăng ký kinh doanh không? Cá nhân không gắn tên doanh nghiệp tại địa điểm kinh doanh bị phạt như thế nào? Biển hiệu tên doanh nghiệp được gắn như thế nào?

Chào anh chị Luật sư. Tôi vừa xin được giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ trò chơi online. Do muốn thu hút thêm nhiều khách nên tôi muốn đưa thêm nhiều nội dung vào biển hiệu tại nơi đặt địa điểm kinh doanh, nhưng sợ rằng sẽ vi phạm các nội dung khác so với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vậy, tôi có làm như vậy được không?

Mong anh chị tư vấn. Tôi cảm ơn. 

 

    • 1. Nội dung biển hiệu doanh nghiệp có cần đúng với giấy đăng ký kinh doanh không?

      Tại Điều 23 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP' onclick="vbclick('17BD4', '383487');" target='_blank'>Nghị định 103/2009/NĐ-CP quy định mỹ quan, chữ viết, vị trí và nội dung biển hiệu, cụ thể như sau:

      1. Mỹ quan, chữ viết biển hiệu:

      a) Biển hiệu phải bảo đảm mỹ quan;

      b) Biển hiệu phải viết bằng chữ Việt Nam; trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam.

      2. Vị trí biển hiệu:

      Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân; mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.

      3. Nội dung biển hiệu:

      a) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);

      b) Tên gọi đầy đủ bằng chữ Việt Nam đúng với quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp;

      c) Loại hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã;

      d) Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính (đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ);

      đ) Địa chỉ giao dịch, số điện thoại (nếu có);

      e) Trên biển hiệu được thể hiện biểu tượng (logo) đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu, không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào.

      Theo đó, đựa vào quy định này thì bạn không được phép làm nội dung biển hiệu doanh nghiệp sai lệch với giấy đăng ký kinh doanh, nếu làm sai thì bạn sẽ bị phạt tiền.

      2. Cá nhân không gắn tên doanh nghiệp tại địa điểm kinh doanh bị phạt như thế nào?

      Theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('45960', '383487');" target='_blank'>Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp, như sau:

      2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

      a) Không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty;

      b) Không lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông phát hành cổ phiếu;

      c) Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

      d) Không lưu giữ các tài liệu tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty.

      3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      a) Buộc miễn nhiệm chức danh quản lý của người không được quyền quản lý doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

      b) Buộc miễn nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng Giám đốc) đối với người không đủ tiêu chuẩn và điều kiện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

      c) Buộc cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

      d) Buộc lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

      đ) Buộc gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

      Tại Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('45960', '383487');" target='_blank'>Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền, cụ thể như sau:

      1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:

      a) Trong lĩnh vực đầu tư là 300.000.000 đồng;

      b) Trong lĩnh vực đấu thầu là 300.000.000 đồng;

      c) Trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp là 100.000.000 đồng;

      d) Trong lĩnh vực quy hoạch là 500.000.000 đồng.

      2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.

      Như vậy, khi cá nhân bạn không thực hiện việc gắn tên doanh nghiệp tại địa điểm kinh doanh thì bạn có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Ngoài ra, còn buộc gắn tên doanh nghiệp tại địa điểm kinh doanh theo đúng quy định.

      3. Biển hiệu tên doanh nghiệp được gắn như thế nào?

      Căn cứ Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020' onclick="vbclick('68525', '383487');" target='_blank'>Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tên doanh nghiệp, theo đó:

      1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

      a) Loại hình doanh nghiệp;

      b) Tên riêng.

      2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

      3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

      4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

      5. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.

      Theo đó, tên doanh nghiệp sẽ được gắn tại trụ sở chính theo quy định nêu trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn