Phòng khám sẽ thuộc loại hình kinh doanh nào

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 01/09/2016

Tôi đang có ý định góp vốn với 1 người bạn để mở 1 Phòng khám Nha khoa tư nhân, trong đó: - Bạn tôi là người đứng tên (vì là bác sĩ) - Tỉ lệ vốn góp của 2 bên là 50/50 nhưng tôi có thêm mặt bằng kinh doanh - Bạn tôi muốn để vợ anh ta làm kế toán trưởng (vì có chuyên môn kế toán) - Bản thân tôi không có kinh nghiệm và chuyên môn về kinh doanh/kế toán - Tôi không trực tiếp tham gia khám chữa bệnh Vậy xin hỏi luật sư 1 số vấn đề sau: 1, Phòng khám của tôi sẽ thuộc loại hình kinh doanh nào và thủ tục đăng ký ra sao? 2, Quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên thế nào? Có được pháp luật bảo hộ khi có tranh chấp không? 3, Tôi có thể tham gia công tác quản lý, điều hành dưới hình thức nào? 4, Việc bạn tôi để vợ giữ vị trí kế toán trưởng có ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi của tôi không? Nếu có thì tôi nên làm gì để có thể cân bằng quyền hành của đôi bên?

    • Bạn có thể thành lập Công ty TNHH 2 thành viên.

      Quyền lợi của bạn sẽ được pháp luật bảo hộ, khi có tranh chấp giữa các thành viên bạn có thể khởi kiện đến toà án để bảo vệ quyền lợi của mình.

      Bạn không trực tiếp tham gia khám chữa bệnh nhưng bạn nên trực tiếp tham gia quản lý và điều hành công ty. Bạn có thể giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên.

      Việc quản lý, giám sát ngoài việc bạn trực tiếp tham gia bạn nên sử dụng có hiệu quả hệ thống các nội quy, quy chế hoạt động của công ty, có cơ chế giám sát.

      Bạn làm tốt những việc này, hy vọng công ty của bạn luôn phát triển.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn